Mã tài liệu: 131
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
1. Tính tất yếu của đề tài
Đất nước Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có lịch sử phát triển lâu đời. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày nay Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và khá ổn định. Theo thống kê tại website www.cia.gov về xếp hạng 100 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2006 thì nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 28/100 với tốc độ tăng trưởng đạt 7,8%. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1024USD, thoát khỏi ngưỡng nghèo, tốc độ tăng trưởng đạt 6,23%- có giảm so với những năm trước đó do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới bị ảnh hưởng từ cuộc đại suy thoái thì con số nói trên vẫn là một con số khá cao. Đóng góp trong sự phát triển nói trên, không thể không kể đến vai trò của ngoại thương. Trong vòng 17 năm tính từ 1989-2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng nhanh (trung bình 19%/ năm). Tốc độ tăng xuất nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,7 lần nên vai trò của ngoại thương ngày càng quan trọng trong GDP. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ta như dầu thô, hàng nông sản, thủy sản, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, không thể không kể đến đóng góp to lớn của mặt hàng may mặc. Đặc điểm của những mặt hàng này là sử dụng nhiều lao động và lao động không cần có kỹ thuật cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Là một quốc gia đông dân thuộc tốp 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN, sau Indonexia và Philipine, với khoảng 82,6 triệu người, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công thấp. Bởi vậy đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong những năm trước đây (trước năm 1986), thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Liên Xô và các nước Đông Âu (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu). Nhưng thời gian gần đây, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế, thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng một cách đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 165 quốc gia trên thế giới, trong đó kí Hiệp định song phương với 72 nước. Hàng may mặc của ta xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới, trong đó 3 thị trường lớn của ta là Hoa Kì, EU và Nhật Bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 1339
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 919
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 840
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 18