Mã tài liệu: 20001
Số trang: 27
Định dạng: docx
Dung lượng file: 83 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực. Bối cảnh đó vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức to lớn đối với yêu cầu hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá nền công vụ của nước nhà. Nó đòi hỏi đội ngũ công chức phải có đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực, trình độ chuyên môn ở một tầm cao mới đủ để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảo bảo công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thực tế, chất lượng công chức của ta chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội. Đội ngũ công chức bị trì trệ, thiếu tính nhạy bén, yếu kém về năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Một bộ phận công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hoá về lối sống; hoặc né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Một số công chức nhà nước, chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Quan hệ của họ với nhân dân thậm chí còn mang dấu ấn cai trị theo kiểu ban phát, thiếu bình đẳng. thiếu tôn trọng. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người “công bộc của nhân dân”, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Thực trạng của những khuyết, nhược điểm của công chức trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, song chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. Không ít công chức còn xem thường những chuẩn mực nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng mình. Cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của công chức còn
hạn chế, chưa thường xuyên, nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Việc xử lý các vi phạm của công chức chưa nghiêm đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục.
Kết cấu chuyên đề:
Chương 2
Thực tiễn xây dựng đội ngũ
Chương 3
Phương hướng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 905
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 813
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 11
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 26603
⬇ Lượt tải: 60