Mã tài liệu: 97601
Số trang: 38
Định dạng: docx
Dung lượng file: 198 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là Nghị quyết “về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” của hội nghị lần thứ Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá IX tháng 4/2002 đã và đang tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nữ trong các khu vực kinh tế, các thành phần kinh tế với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, dưới nhiều hình thức đan xen nhau. Các chợ xanh với nhiều loại rau quả , thực phẩm, những “quán cơm bình dân” vỉa hè đã thay thế cảnh xếp hàng mua lương thực, thực phẩm và cặp lồng cơm của những người lao động. Chính điều này đã tiết kiệm thời gian cho lao động nữ trong công việc nội trợ hàng ngày, tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ, dành thời gian cho nghỉ ngơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội…
Song bên cạnh những thuận lợi trên, lao động nữ hôm nay đã và đang đương đầu với những khó khăn tìm kiếm việc làm bởi sự thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý. Những bất bình đẳng về giới trong tiếp cận với các cơ hội việc làm, đào tạo và phát triển, thù lao lao động… mà người thiệt thòi là lao động nữ vẫn đang tồn tại. Những thách thức từ phía xã hội đối với lao động nữ như: yêu cầu về kỹ năng lao động ngày càng cao; cường độ lao động đang đòi hỏi ngày một lớn đối với số chị em có trình độ chuyên môn, lành nghề cao, thời gian làm việc dài. Bên cạnh những thách thức từ phía xã hội , thì từ phía gia đình đang đặt ra cho lao động những đòi hỏi như: gánh nặng gia đình vẫn gia tăng, việc giáo dục con cái và bảo vệ hạnh phúc gia đình khó khăn hơn do những ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Trước sự cần thiết của việc giải quyết việc làm cho lao động nữ cả nước nói chung thì việc tạo việc làm cho lao động nữ của Phường Hồng Châu cũng được các cấp ngành địa phương vô cùng quan tâm. Trong những năm gần đây tại phường luôn khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất luôn tăng cường mở rộng sản xuất nhằm tăng khả năng tạo việc làm cho người lao động nhất là lao động nữ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo việc làm cho lao động nữ vì vậy em đã chọn đề tài:
“Nâng cao khả năng tạo việc làm cho lao động nữ Phường Hồng Châu”.
Nội dung tóm tắt:
Chương I: Lao động nữ và tạo việc làm cho lao động nữ
Chương II: Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở Phường Hồng Châu
Chương III: Các giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1960
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 195
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16