Mã tài liệu: 82581
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file: 614 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Trong thị trường lao động, hàng hoá được trao đổi đó là sản phẩm lao động, đây là một loại hàng hoá đặc biệt, bởi nó gắn liền với cơ thể con người và có khả năng sáng tạo ra giá trị trong quá trình sử dụng. Cũng chính vì vậy quan hệ lao động trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, đó là quan hệ pháp lý trong quá trình tuyển dụng và sử dụng sức lao động của người lao động tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. Quan hệ pháp luật lao động thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động. Đây là điều rất quan trọng vì nó liên quan đến yếu tố con người. Nó vừa là quan hệ thoả thuận vừa là quan hệ phụ thuộc (về mặt pháp lý và về mặt kinh tế); nó là quan hệ bình đẳng, song bởi khả năng nảy sinh giá trị sử dụng nên dễ dẫn đến sự bất công và nhất là bóc lột trong quan hệ. Thông thường để tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động duy nhất chỉ có một thứ tài sản là sức lao động, còn giới chủ có sức mạnh rất lớn đó là tiềm lực kinh tế. Chính vì vậy mà người lao động dễ ở trong vị thế bất lợi thông thường người ta coi người lao động là kẻ yếu trong quan hệ lao động.
Xuất phát từ lý do này thì trong nền kinh tế thị trường để việc trao đổi hàng hoá sức lao động không giống như các giao dịch mua bán hàng hoá thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thức pháp lý để ràng buộc các bên để tạo ra sự thuận tiện lại phải vừa đảm bảo được quyền lợi hợp lpháp của các bên, đặc biệt là của người lao động trong quan hệ lao động. Vậy hình thức pháp lý đó là Hợp đồng lao động.
Trong hệ thống các quy định của pháp luật về lao động thì Hợp đồng lao động là một chế biến vị trí quan trọng bậc nhất trong Bộ luật lao động, nó cũng có ý nghía trong đời sống kinh tế xã hội. Trước hết nó là sự cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình, mặt khác Hợp đồng lao động là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc. Do Hợp đồng lao động là rất quan trọng nên ngay từ khi đổi mới, nhà nước ta đã sớm ban hành những văn bản pháp luật như quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 qui định về chính sách đổi mới, kế hoạch hoá và hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp quốc doanh, nghị định 28/HĐBT... và sau vài năm thực hiện, cùng với sự phát triển của thị trường lao động thì pháp lệnh Hợp đồng lao động được ban hành ngày 30/8/1990. Một sự kiện đánh dấu quan trọng với những qui định đầy đủ và chi tiết nhằm điều chỉnh quan hệ Hợp đồng lao động đó là Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995.
Với sự ra đời của Bộ luật Lao động nó có một ý nghĩa rất quan trọng nhất là nước ta trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện quá trình đổi mới: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên do mới ra đời và làm quen với nền kinh tế thị trường mới ở ta nên pháp luật Hợp đồng lao động đã bộc lộ một số vấn đề chưa hợp lý, chưa đáp ứng được hết những yêu cầu có tính bản chất của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh cũng như các thành phần kinh tế khác.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
- Chương I: Chế độ pháp lý về Hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam
- Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu
- Chương III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về Hợp đồng lao động tại Công ty.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 1864
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1263
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 37
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 128
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16