Mã tài liệu: 87054
Số trang: 218
Định dạng: docx
Dung lượng file: 461 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Cách đây hàng thế kỷ, nhiều nước đã có luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Với các nỗ lực chung của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ngay từ thế kỷ XIX đã ra đời Liên minh quốc tế bảo hộ sở hữu công nghiệp; đó là Công ước Paris về sở hữu công nghiệp năm 1883.
Vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đã và đang trở thành thách thức đối với nhiều quốc gia mà hình thức biểu hiện cao nhất của nó là chiến tranh thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế. Các nước đã phải ban hành hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật quốc gia của mình và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho phù hợp với tiến trình quốc tế hóa và hội nhập. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ sở quyền hữu công nghiệp đã trở thành một trong các nhu cầu thực sự cấp bách trước khi một nước muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với nước ta, thách thức đó trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong giai đoạn đàm phán để được trở thành thành viên chính thức của WTO.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, thì việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa thực chất là bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đầu tư tiền của, công sức trong sản xuất, kinh doanh và cũng là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Đó là một trong những động lực bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước, nước ngoài và luôn là vấn đề thời sự được các quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp rất quan tâm.
Ngày nay, hàm lượng chất xám, trí tuệ trong mỗi sản phẩm, hàng hóa ngày càng có tỷ trọng cao nên việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thực tế và mang tính toàn cầu.
ở nước ta, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều bất cập, cụ thể:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung còn tản mạn, chồng chéo, chưa đạt tiêu chí "hiệu quả" theo đòi hỏi của Hiệp định TRIPS/ WTO.
- Hệ thống các cơ quan thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; chưa hạn chế và đẩy lùi được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang gia tăng nhanh chóng với mức độ ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và có dấu hiệu trở thành phổ biến ở nước ta.
- Việc xử lý hành vi xâm phạm do các cơ quan chức năng tiến hành đã bộc lộ xu hướng thiên về "hành chính hóa", "hình sự hóa" quan hệ dân sự có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp chế tài dân sự tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự ít được chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa quan tâm và áp dụng.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: cơ sở lý luận của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Chương 2 Phần thứ sáu của Bộ luật quy định về sở hữu công nghiệp
Chương 3: thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 2174
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 874
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 964
⬇ Lượt tải: 16