Mã tài liệu: 118195
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file: 114 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một số nước trên thế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Quan điểm mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII: Thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước được thực hiện thông qua việc mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tín dụng nước ngoài… Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Nhập khẩu là để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà nền trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cơ cấu nhập khẩu củaViệt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng sau: máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nói chung. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện pháp trước mắt và tình thế. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp luyện kim nói chung là nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà chủ yếu là thép phế liệu sẽ đuợc lấy ở đâu khi mà tổng sản lượng thu gom được trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, vậy để đảm bảo sản xuất thép trong nước được ổn định thì 70% nhu cầu thép phế này phải được nhập khẩu từ nước ngoài (theo thống kê của Bộ Công nghiệp Việt Nam). Vì vậy, việc nhập khẩu thép phế liệu góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực tích cực để xây dựng và cải tạo cơ sở của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
Chương II. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16