Mã tài liệu: 219527
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 74 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thực trạng và giải pháp
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
Theo Điều 3 của Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Các DNNVV bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Hợp tác xã, hoạt động theo nhiều loại hình doanh nghiệp, như doanh nghiệp Nhà nuớc, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh.
Sự hình thành và phát triển DNNVV ngày càng tăng về số lượng bởi lẽ DNNVV có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhưng lợi thế của DNNVV có thể kể đến như DNNVV cần vốn ít, lao động không nhiều, dễ quản lý nên dễ dàng khởi sự; có thể tận dụng dễ dàng mọi nguồn lực trong xã hội cho yêu cầu phát triển; dễ linh hoạt về thời gian giao hàng và giá cả nên dễ giao dịch; có tính linh động, có tính phản ứng nhanh trước sự chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường.
Chính vì vậy, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội. Ở các nước phát triển, số lượng DNNVV thường chiếm từ 90 - 95% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế và giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động. Chẳng hạn các DNNVV của Thụy Điển đã tạo việc làm cho hơn 60% người lao động, tỷ lệ này ở Nhật là 66,9%, Đài loan là 78%, Chi Lê là 70,3%. Tác dụng tạo việc làm của các DNNVV trong thời kỳ kinh tế suy thoái tựa như một "chiếc van an toàn" để điều chỉnh kinh tế vĩ mô nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 140.000 DNNVV, chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26-27% GDP, 31% sản lượng công nghiệp, 67% nguồn thu ngân sách từ thuế và việc làm cho 26% tổng số lao động cả nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 18