Mã tài liệu: 257268
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 186 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
[*]Tính cấp thiết của đề tài:
Cho đến nay, cà phê vẫn luôn giữ vài trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005 – 2010.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển ngành cà phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê gánh chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản.
Chính vì vậy trên thế giới, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản, các nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa nông sản để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua các trung tâm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Luân Đôn (LIFFE), New York (NYBOT). Vì vậy không lý do gì Việt Nam không áp dụng hình thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều tất yếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay.
Sự biến động bất thường của giá các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và ngành hàng cà phê nói riêng đã ảnh hưởng đến sự tình hình kinh doanh của toàn ngành cũng như Công ty Chi Nhánh Thực Phẩm Miền Bắc – FONEXIM HCM, đặt ra yêu cầu bức thiết đó là cần có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài và hình thức mà công ty đã và đang áp dụng đó là sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá.
Trước khi tham gia giao dịch này, FONEXIM HCM chỉ thực hiện các hợp đồng uỷ thác từ những đối tác đã có sẵn nguồn hàng, các đối tác này gửi hàng cho công ty nhờ công ty thực hiện xuất khẩu thu trước 70% tiền hàng và sau khi chốt giá nhờ thu tiếp 30% tiền hàng còn lại, lợi nhuận thu được từ khoảng chênh lệch và hoa hồng uỷ thác. Hợp đồng dạng này được gọi là Diffirentials Contract, trong đó giá được hai bên thống nhất giữ một khoảng cách biệt so với thị trường LIFFE, mà thường thấp hơn nên gọi nôm na là hợp đồng “trừ lùi”.
Với phương thức này, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và FONEXIM HCM nói riêng phần nhiều thua thiệt do chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên 100USD/tấn. Nay thì, nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, doanh nghiệp không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó doanh nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới (Techcombank). Khoản phí này là 10 USD/tấn cho mỗi giao dịch dưới 200 lot (lot là đơn vị tính cho mỗi hợp đồng 5 tấn cà phê nhân) và trên 1000 lot phí giảm còn 2 USD/tấn.
Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường này, năm 2008, công ty tiến hành tham gia giao dịch hợp đồng tương lai đối với cà phê Robusta tại thị trường kỳ hạn Luân Đôn (LIFFE), ký kết xuất khẩu với khách hàng nước ngoài và tiến hành thu mua cà phê trực tiếp từ những nơi trồng cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng Sau một năm tham gia giao dịch, công ty đã đạt được những thành công bước đầu, bên cạnh đó vẫn có nhiều khó khăn và hạn chế nhất định do mới chập chững bước vào thị trường này.
Nghiên cứu hợp đồng tương lai, lợi ích, khó khăn và kỹ thuật vận hành của thị trường này nhằm giúp cho công ty phần nào có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về hình thức giao dịch này trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay cùng với những giải pháp để công ty có thể thực hiện tốt hơn nữa những giao dịch này trong tương lai. Đó là lý do cho đề tài:
“SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC – FONEXIM HCM”
[*]Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
[*]Tổng quan về công cụ phòng chống rủi ro biến động giá đang được sử dụng trên thế giới: sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa.
[*]Tổng quan về thị trường cà phê những năm gần đây trên thế giới và Việt Nam; xác định rủi ro mà ngành đang đối mặt đó là biến động giá cà phê nhân.
[*]Tìm hiểu khái niệm, mục đích, kỹ thuật vận hành và những lợi ích từ việc sử dụng hợp đồng tương lai cho giao dịch buôn bán cà phê, qua đó phục vụ cho công cuộc phòng chống rủi ro sự biến động giá cả cà phê trong giai đoạn hiện nay.
[*]Đánh giá sự cần thiết, khả năng sử dụng hợp đồng tương lai và phân tích tình hình ứng dụng giao dịch hợp đồng tương lai của công ty để nhận định những kết quả đạt được cùng với những khó khăn, hạn chế trong quá trình tham gia giao dịch.
[*]Thu thập những tài liệu liên quan về thị trường hàng hoá phái sinh, nhất là về hợp đồng tương lai cho hoạt động của công ty.
[*]Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng Hợp đồng tương lai vào giao dịch buôn bán cà phê trong phạm vi chi nhánh công ty thực phẩm miền bắc FONEXIM HCM để đánh giá xem hiệu quả sử dụng hợp đồng tương lai mang lại lợi ích gì cho quá trình kinh doanh của công ty.
Ngoài ra còn nghiên cứu thêm tình hình sử dụng giao dịch hợp đồng tương lai của các doanh nghiệp khác cùng ngành, từ kết quả mà họ đạt được cùng với những thách thức trở ngại của ngành. Qua đó đưa ra những giải pháp để áp dụng hiệu quả hình thức này cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê nói chung và công ty FONEXIM HCM nói riêng.
[*]Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tổng hợp để thu thập thông tin, sau đó sử dụng các phương pháp logic, thống kê để phân tích, hệ thống hoá từng nhóm thông tin, qua đó đối chiếu, so sánh các số liệu có được.
Số liệu được thu thập từ các nguồn thông tin thứ cấp như: báo chí, web, giáo trình, các báo cáo ngành hàng cà phê của các tổ chức thống kê, VICOFA (Hiệp Hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam), ICO (Tổ Chức Cà Phê Thế Giới),
Các số liệu báo cáo của công ty FONEXIM từ phòng Kế Toán.
[*]Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai trong kinh doanh cà phê Robusta
Chương 2 – Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại công ty FONEXIM HCM.
Chương 3 – Một số đề xuất và giải pháp trong việc sử dụng Hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại công ty FONEXIM HCM.
Do hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết nên nội dung của đề tài này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và những góp ý tận tình của quý thầy cô để cho bài luận của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 19