Mã tài liệu: 255011
Số trang: 27
Định dạng: rar
Dung lượng file: 195 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Hàng năm, ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu rất gần gũi, quên thuộc. Cây cà phê đã có mặt ở Việt Nam rất lâu nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam thì chưa có uy tín trên trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên có thể nói là niềm tự hào của nước ta về một thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế.
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 Quốc Gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang tăng mạnh. Trung Quốc ủng hộ giao thương qua đường biên mậu với nhiều chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc.
Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống càphê hòa tan, Trung Quốc được coi là thị trường rất tiềm năng. Nên chỉ cần tiếp cận vàxâm nhập thị trường tại một số tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với VN, doanh nghiệp cà phê trong nước đã có được một thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó do Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam dài hơn 1300 km, nhiều cửa khẩu thông thương sang Trung Quốc (của khẩu quốc tế Móng Cái-Quảng Ninh ).
Sự tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc tăng 15% hàng năm và thị trường cà phê đã tăng khoảng 70% lượng bán ra từ năm 2003 đến năm 2008, đạt 11.073 tấn. Các chuyên gia tin rằng cà phê sẽ là một bộ phận hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của đất nước trong 1,2 thập niên tới.
Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng này là trên 100triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường này chỉ mới được 13-14 triệu USD. Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 30% so với năm 2007, đạt hơn 32 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam năm 2008 ra toàn thế giới. Với hơn 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phêhòa tan, Trung Quốc được coi làthị trường rất tiềm năng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 4902
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 918
⬇ Lượt tải: 18