Mã tài liệu: 56958
Số trang: 14
Định dạng: docx
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước cùng quá độ lên CNXH trong điều kiện đất nước chịu đựng những đảo lộn kinh tế và xã hội với qui mô lớn sau cuộc chiến tranh ác liệt, lâu dài, tình hình thế giới có những mặt diễn biến không thuận lợi. Đây là thời điểm mô hình kinh tế tập trung tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả là xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80. Tình hình này có nguyên nhân khách quan: nền kinh tế đang gánh chịu nhữnh hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh lâu dài, phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên gới bảo vệ tổ quốc. Nhưng có nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội là mô hình kinh tế, cơ chế kinh tế không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan.
Chính những khó khăn của đất nước buộc đảng ta phải suy nghĩ, phân tích tình hình và nguyên nhân, tìm ra giải pháp. Một tất yếu kinh tế quy định nước ta quá độ lên CNXH là sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Vi của ĐCSVN đã vạch ra đường lối đổi mới xuất phát từ tất yếu đó. Kinh tế nhiều thành phần là thể hiện và đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ thấp và không đều của lực lượng sản xuất, đồng thời khởi động tiềm năng của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta cần vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào để phát triển kinh tế của đất nước.
Chúng ta cần hiểu và vận dụng một cách tốt nhất qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế bất cứ ở đâu và vào lúc nào cũng không thể có được sự phù hợp tuyệt đối giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng phảo tuỳ theo tình hình thực tế mà chọn giải pháp cho phù hợp. Trong quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói chung cũng có sự ràng buộc xuất phát từ chúng. Tuy nhiên chính bản thân quan hệ sản xuất, các quan hệ sản xuất lại có mối liên hệ chặt chẽ với lực lượng sản xuất. Vấn đề đặt ra là ta sử dụng môí quan hệ ấy như thế nào cho phù hợp.
Ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu của sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo qui luật này cùng với việc điều hoà quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, năng động sáng tạo trong hoạch định cương lĩnh, đường lối, chiến lược và sách lược. Tiếp tục đổi mới chỉnh đốn sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, với toàn xã hội, mà khâu đặc biệt trọng yếu là đối với nhà nước là: rèn luyện phẩm chất Đảng viên, xây dựng nhà nước Việt Nam trong sạch vững mạnh, quản lý kinh tế xã hội có hiệu quả. Nhà nước phải gắn liền với môi trường pháp lý, xây dựng, phát triển nền kinh tê hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Trong đó lấy kinh tế nhà nước là chủ đạo, nó phải là một thành phần kinh tế hấp dẫn nhất, có sức hút các thành phần kinh tế khác như là những “ vệ tinh” kinh tế của mình và sử dụng đúng qui luật quan hệ sản xuất phù với tính chất và trình độ của lực lương sản xuất thì không lâu sau nước ta sẽ tiến nhanh cùng với các nước phát triển trên con đường mà chúng ta đã chọn.
Tiểu luận triết gồm 3 nội dung sau:
I. Đặt vấn đề .
II. Giải quyết vấn đề.
III. Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 2480
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 836
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 5914
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17