Mã tài liệu: 236171
Số trang: 70
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 661 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỤC TIÊU
Trong chuyên đề này chúng ta đã đề cập nhiều đến suất chiết khấu dùng để làm cơ
sở xác định giá trị hiện tại của một số tiền hoặc của một dòng tiền:
- Làm thế nào để quyết định suất chiết khấu hay tỷ suất lợi nhuận yêu cầu?
- Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, đồng thời chỉ ra cách tính lợi nhuận và rủi ro
trong trường hợp đầu tư vào một danh mục bao gồm nhiều loại chứng khoán khác
nhau.
1. ĐỊNH NGHĨA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO
Lợi nhuận (return) là thu nhập có được từ một khoản đầu tư, thường được
biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm1 giữa thu nhập và giá trị khoản đầu tư bỏ ra. Ví dụ bạn
bỏ ra 100$ để mua một cổ phiếu, được hưởng cổ tức là 7$ một năm và sau một năm
giá thị trường của cổ phiếu đó là 106$. Lợi nhuận bạn có được khi đầu tư cổ phiếu
này là: (7$ + 6)/100 = 13%.
Như vậy lợi nhuận đầu tư của bạn có được từ hai nguồn: (1) cổ tức được
hưởng từ cổ phiếu, và (2) lợi vốn – tức là lợi tức có được do chứng khoán tăng giá.
Tổng quát:
trong đó R là lợi nhuận thực (hoặc kỳ vọng), Dt là cổ tức, Pt là giá
cổ phiếu ở thời điểm t, và Pt -1 là giá cổ phiếu ở thời điểm (t – 1). Nếu lấy cổ tức và
giá cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có lợi nhuận thực, nếu lấy cổ tức và giá
cổ phiếu theo số liệu kỳ vọng thì chúng ta có lợi nhuận kỳ vọng.
Rủi ro được định nghĩa là sự khác biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
kỳ vọng. Giả sử bạn mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận là 8%. Nếu bạn
giữ trái phiếu này đến cuối năm bạn sẽ được lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của
mình. Nếu bạn không mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến
hết năm, bạn có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng. Hơn nữa,
cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn được lời cũng như giá có thể xuống khiến
bạn bị lỗ. Kết quả là lợi nhuận thực tế bạn nhận được có thể khác xa so với lợi nhuận
bạn kỳ vọng. Nếu rủi ro được định nghĩa là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với
lợi nhuận kỳ vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem
2. ĐO LƯỜNG RỦI RO
Rủi ro như vừa nói là một sự không chắc chắn, một biến cố có khả năng xảy
ra và cũng có khả năng không xảy ra. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối
xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
2.1 Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa nh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 993
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem