Mã tài liệu: 303675
Số trang: 20
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 405 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Bước đột phá của cuộc Cách mạng công nghệ, điển hình là công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT-TT), đã làm thay đổi sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế thương mại
thế giới. Với “chiếc đũa thần kỳ diệu” của mạng Internet toàn cầu, nền kinh tế mới đã ra
đời và đang tác động mạnh trên diện rộng, từ sản xuất đến tiêu dùng. Để tận dụng tối đa
tiềm năng của nền kinh tế này, công tác quản lý công nghệ và việc đề ra các chính sách
thích hợp sẽ đóng một vai trò quan trọng đặc biệt.
I. Những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay
1. Sự ra đời của nền kinh tế mới
Thế giới đang chứng kiến một cuộc Cách mạng công nghệ, với những tác động
sâu rộng hơn nhiều so với cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây. Những thay đổi mà nó
đưa lại cho sự tăng trưởng kinh tế và hành vi xã hội sẽ hết sức lớn lao. Hãy liên hệ một
chút với cuộc Cách mạng công nghiệp để thấy được phần nào tầm vóc của những thay
đổi đó. Cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây là được khởi đầu ở nước Anh vào thế kỷ
18. Nó đã biến đổi một cách căn bản nền kinh tế và phương thức làm việc của các nước
phương Tây, với sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp sang nền công nghiệp. Sức mạnh
của động cơ hơi nước và ứng dụng các máy móc cơ khí đã bổ sung cho sức người, làm
thay đổi những thói quen trong sản xuất và giao thông vận tải. Những thay đổi này đã làm
tăng vọt năng suất của người công nhân và đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao cho các
nước công nghiệp. Các thói quen trong xã hội và công việc cũng thay đổi. Hệ thống nhà
máy đã xuất hiện. Chúng đã thu hút lao động nông nghiệp đến làm việc theo nhịp độ
công nghiệp, hình thành nên tầng lớp công nhân. Người công nhân đã từ bỏ thói quen sử
dụng công cụ cá nhân và cách thức làm việc riêng lẻ để chuyển sang làm việc theo tác
phong công nghiệp. Những sản phẩm làm bằng phương pháp thủ công và đơn chiếc đã
nhường chỗ cho các sản phẩm sản xuất bằng máy móc, tiêu chuẩn hoá và theo lô lớn.
Nông dân ngày càng rời bỏ đồng ruộng để đến làm việc tại các xí nghiệp. Lối sống nông
thôn đã nhường bước cho đời sống đô thị. Những ứng phó về chính sách địa phương, nhà
nước và quốc gia đã được vạch ra. Các bô luật và quy định mới đã được ban hành để đáp
ứng với môi trường mới và phát huy mọi tiềm năng của nó.
Cuộc Cách mạng công nghệ mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay có được sức
mạnh nhờ công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông (TT) và sự gia tăng lượng tri thức.
Nó góp phần nâng cao trí tuệ và bí quyết. Nó bổ sung thêm những phương diện hoàn toàn
mới cho công cuộc phát triển con người. Một lần nữa, cuộc Cách mạng này sẽ đem lại
những thay đổi lớn lao về phương thức làm việc, thị trường lao động và hành vi xã hội.
Nó sẽ góp phần làm tăng năng suất, đồng thời có tiềm năng to lớn để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Những thay đổi cũng sẽ diễn ra ở kỷ
nguyên mới-kỷ nguyên của tri thức-này và sẽ đem lại những thách thức mới, một nền
kinh tế mới, buộc ta phải xem xét lại các chính sách nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của
nó.
Khác với nền kinh tế cũ, nền kinh tế mới (còn gọi là nền kinh tế số, hay kinh tế nối
mạng) dựa vào thành quả của cuộc Cách mạng công nghệ hiện đại, trong đó điển hình l
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 190
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16