Mã tài liệu: 119365
Số trang: 48
Định dạng: docx
Dung lượng file: 633 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động.
Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và sự chuyển biến theo hướng tích cực đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đặc biệt ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam, từ năm 2005 đến 2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với 26.596 người mắc, tử vong 226 và tính đến tháng 09/2009, trên toàn quốc có 111 vụ ngộ thực phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong. Trong năm 2010 toàn quốc đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.676 người mắc, 3.281 người nhập viện và có 41 trường hợp tử vong. Tuy nhiên số liệu này chỉ phản ánh được một phần nhỏ của gánh nặng thực tế do mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra.
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, chợ cũng phát triển mạnh hơn. Hệ thống chợ mở rộng góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường ở các chợ còn nhiều bất cập, cần phải chấn chỉnh ngay để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sống cho cộng đồng cư dân quanh chợ.
Một thực trạng đang tồn tại ở nhiều nơi là ngay ở các chợ thuộc những thành phố lớn, có ban quản lý chợ hoạt động hàng ngày, mà vấn đề vệ sinh chợ cũng còn nhiều bất ổn. Tình trạng vệ sinh môi trường ở các chợ một vài năm lại đây cũng đã được các chính quyền địa phương quan tâm, nhưng chưa sâu sát và chưa đều.
Kết cấu của đề tài:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu “ Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà Nước nhằm đảm bảm VSATTP trong kinh doanh thương mại ở các chợ nước ta”
- Chương 2: Một số lý luận cơ bản về chính sách quản lý Nhà Nước đối với VSATTP trong kinh doanh thương mại ở các chợ
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về VSATTP trong kinh doanh thương mại ở các chợ trên địa bàn hiện nay
- Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý Nhà Nước đối với đảm bảo VSATTP trong kinh doanh thương mại ở các chợ trên địa bàn trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 214
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16