Mã tài liệu: 227298
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file: 229 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng. Tương lai không xa, Hải Dương sẽ trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 8 tỉnh, trong đó có Hải Dương khẳng định: "Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ một cách có hiệu quả và bền vững; đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, luôn giữ vai trò đầu tàu đối với cả vùng Bắc bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, cùng phát triển, đi đầu về hợp tác quốc tế, về thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường".
Để xứng đáng với vị thế và tầm vóc của mình trong hiện tại cũng như tương lai; thời gian vừa qua Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều nghị quyết và văn bản về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Ngành Y tế Hải Dương không chỉ đảm nhận trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân của khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc (gần 18 triệu người, chiếm 22% dân số cả nước). Để thực hiện được trọng trách này, ngành Y tế Hải Dương cần phải có một hệ thống y tế đủ mạnh, một mạng lưới y tế rộng khắp, một đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng cao với cơ sở và trang thiết bị hiện đại.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành Y tế Hải Dương đã có một số chuyển biến tích cực, mạng lưới y tế của tỉnh đã từng bước được củng cố, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, các loại hình dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh, phòng bệnh và cung ứng thuốc ngày càng đa dạng. Cùng với các cơ sở của Bộ Y tế và các cơ sở Y tế của nhiều ngành khác đóng trên địa bàn tỉnh, ngành Y tế Hải Dương đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trên phạm vi toàn tỉnh, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Hải Dương và các tỉnh lân cận, góp một phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước.
Tuy nhiên, hệ thống y tế của Hải Dương vẫn còn những bất cập: cơ sở vật chất xuống cấp và lạc hậu; các trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh chưa hiện đại; mạng lưới các trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Đầu tư cho sự nghiệp y tế tỉnh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới - thời kỳ đất nước bước vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tạo đà cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới cần thiết phải phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương" cho luận văn cao học của mình. Với mong muốn đề tài sẽ là cơ sở tham khảo để đầu tư ngân sách Nhà nước, huy động vốn từ nhiều nguồn, xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ Y tế một cách đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm xây dựng ngành Y tế Hải Dương vững mạnh về mọi mặt, từng bước đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất một số giải pháp: Phát triển hệ thống Y tế theo hướng công bằng - hiệu quả, kết hợp hài hoà giữa y tế chuyên sâu với y tế phổ cập, giữa phòng bệnh nâng cao sức khoẻ với chữa bệnh, phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ y tế theo địa bàn dân cư nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao .
3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động dịch vụ y tế trên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các dịch vụ y tế cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo các lĩnh vực, bao gồm: Y tế dự phòng - nâng cao sức khoẻ; khám chữa bệnh - Phục hồi chức năng; y dược học cổ truyền, mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm, phân phối thuốc .
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở luận về dịch vụ y tế và phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ y tế và kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đất nước Singapore.
Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE 5
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ Y TẾ 5
1.1.1 Dịch vụ y tế và đặc điểm của dịch vụ y tế 5
1.1.2 Phân loại dịch vụ y tế: 9
1.1.3 Tổ chức hoạt động dịch vụ y tế 10
1.1.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động dịch vụ y tế 12
1.2 NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ 14
1.2.1 Sự cần thiết để phát triển dịch vụ y tế 14
1.2.2 Các biện pháp phát triển dịch vụ y tế 16
1.2.2.1 Củng cố và phát triển y tế cơ sở 16
1.2.2.2 Phát triển dịch vụ y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ nhân dân 16
1.2.2.3 Phát triển hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 17
1.2.2.4 Phát triển y dược học cổ truyền 18
1.2.2.5 Phát triển công nghệ dược 18
1.2.2.6 Xã hội hoá công tác y tế 19
1.2.3 Những điều kiện để phát triển dịch vụ y tế 19
1.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 19
1.2.3.2 Nhân lực y tế 22
1.2.3.3 Cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý 23
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE 24
1.3.1 Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 25
1.5.2 Phát triển dịch vụ y tế ở Singapore 28
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DUƠNG 31
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG 31
2.1.1 Vị trí của tỉnh Hải Dương 31
2.1.2 Địa lý và khí hậu 31
2.1.3 Dân số và nguồn lao động 32
2.1.4 Chính sách xã hội và việc làm 34
2.1.5 Kết cấu hạ tầng 34
2.1.6 Môi trường và sức khỏe 36
2.1.7 Kinh tế - xã hội 37
2.2 THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG 40
2.2.1 Về nhân lực y tế 41
2.2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế 43
2.2.3 Hiện trạng về hệ thống xử lý chất thải y tế 47
2.2.4 Trang thiết bị y tế 48
2.2.5 Về tài chính 49
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 49
2.3.1 Về dịch vụ y tế dự phòng 49
2.3.2 Về dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 52
2.3.3 Về dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền 54
2.3.4 Mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc 56
2.4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 58
2.4.1 Những lĩnh vực mà dịch vụ y tế đã đạt được: 58
2.3.2 Những mặt còn hạn chế 60
2.4.2 Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 63
3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 63
3.1.1 Tổng quan về nhu cầu dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương 63
3.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương 67
3.1.2.1 Mục tiêu 67
3.1.2.2 Phương hướng phát triển dịch vụ Y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 69
3.1.3 Quan niệm phát triển dịch vụ y tế của tỉnh Hải Dương 86
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 86
3.2.1 Tăng cường phát triển nguồn nhân lực 86
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế 89
3.2.2.1 Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế: 89
3.2.2.2 Đối với cấp quản lý Nhà nước 89
3.2.3 Cải tiến chính sách, cơ chế đòn bẩy kích thích hiệu quả dịch vụ y tế của tỉnh Hải Dương 90
3.2.4 Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các loại dịch vụ y tế 93
3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế 95
3.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 96
3.3.1 Điều kiện đối với các cơ sở y tế 96
3.3.2 Điều kiện đối với Bộ Y tế, UBND tỉnh và các cấp ban ngành 97
3.3.2.1. Đối với Bộ Y tế và UBND tỉnh 97
3.3.2.2 Điều kiện đối với các sở ban ngành 98
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 104
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 190
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 18