Mã tài liệu: 233848
Số trang: 102
Định dạng: doc
Dung lượng file: 4,254 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, quyết định mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất đó chính là: kinh tế. Rất nhiều tập đoàn toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam, đến độ có thể nói rằng: một mặt hàng mỹ phẩm nào đó vừa được chào hàng tại Mỹ thì gần như ngay lập tức cũng có thể tìm thấy ở các trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh (như Thương xá Tax, Diamond Plaza, Zen Plaza .). Khoảng cách của các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm tưởng cả thế giới đang sống chung trong một nhà.Thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn hạn hẹp ở một khu vực địa lý nhất định, một vài quốc gia nhất định mà nó đã mở rộng ra khắp toàn cầu. Theo đó, các quốc gia hay nói cụ thể hơn, các công ty ngày nay phải cạnh tranh với nhau rất dữ dội.
Để có thể kinh doanh thành công và thu lại nhiều lợi nhuận, thì các công ty cần có một nhận định đúng đắn trước những biến đổi của thị trường để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Thị trường cần gì? Bao nhiêu? Chất lượng thế nào? . là những câu hỏi mà các công ty cần phải biết câu trả lời để từ đó hoạch định ra được các kế hoạch hành động cụ thể cho từng thị trường mà họ thâm nhập. Nếu không có những hiểu biết đúng đắn mà tung ra những hàng hoá kinh doanh trên các thị trường mới lạ là một việc làm cầm chắc ở đó sự thất bại. Và mặc dù kinh doanh trên những thị trường quen thuộc nhưng nếu không chịu tìm hiểu, nắm bắt những cơ hội mới, chống lại những đổi thay của thị trường thì những công ty đó sẽ khó có được những thành công mà họ mong muốn, thậm chí có thể dẫn đến sự tụt hậu, lỗi thời và kém hiệu suất. Vì thế nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết và quan trọng; các công ty cần có sự quan tâm đúng mức.
2. Sự cần thiết nghiên cứu:
Khi Việt Nam tiến hành mở cửa, thực hiện quá trình hội nhập thế giới, những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và cả những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế giới, bỡ ngỡ những bước đi đầu tiên, chúng ta đã vấp phải những cú ngã vô cùng đau đớn. Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có được những bài học vô cùng quý giá. Không ngừng cố gắng vươn lên, đút kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, chúng ta nhận ra rằng: để kinh doanh có hiệu quả nhất định chúng ta phải biết người biết ta. Đặc biệt là trong quan hệ xuất nhập khẩu, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu là một việc làm không thể thiếu.
Nói về xuất nhập khẩu thì chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng nông sản. Đặc sắc nhất là mặt hàng gạo. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã và đang thành công với danh hiệu nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Để có được danh hiệu này, chúng ta đã phải trãi qua cả một quá trình cố gắng không ngừng. Thế nhưng không phải đã là hết khó khăn. Để có thể duy trì và phát triển hơn nữa thì xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Đặc biệt là trong công tác nghiên cứu thị trường thu mua và thị trường xuất khẩu - một công việc mà các công ty, doanh nghiệp Việt Nam ta thường hay lơ là, ít quan tâm; nhưng đó lại là việc làm đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công ty muốn thành công và mang lại lợi nhuận cao cho bản thân công ty nói riêng và cho toàn xã hội Việt nam nói chung.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu chung: phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích hoạt động thu mua gạo xuất khẩu:
+ Theo hình thức thu mua
+ Theo loại gạo thu mua
+ Giá thu mua
- Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo:
+ Theo loại gạo
+ Theo thị trường
+ Theo hình thức bao bì, đóng gói
+ Theo hình thức xuất khẩu
+ Mức biến động giá xuất khẩu
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao doanh số bán
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Số liệu nghiên cứu:
Thu thập số liệu từ các báo cáo thống kê của công ty thực tập và các trang web.
2. Phương pháp luận:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1635
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 19