Mã tài liệu: 297299
Số trang: 58
Định dạng: rar
Dung lượng file: 563 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP:
Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên ngành xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch toán.
- Sản phẩm xây lắp là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. mang tính đơn chiến. Mỗi sản phẩm được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật và giá dự toán riêng. Do đó, đòi hỏi mỗi sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất phải lập dự toán về thiết kế thi công và trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải tiến hành so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thanh toán với đơn vị chủ thầu, giá này thường được xác định trướ khi tiến hành sản xuất thông qua hợp đồng giao nhận thầu. Mặt khác sản phẩm xây lắp không thuộc đối tượng lưu thông, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm vì vậy sản phẩm xây lắp là loại hàng hoá có tính chất đặc biệt.
Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp là lâu dài và giá trị của sản phẩm xây lắp rất lớn. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình sản xuất phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng công trình để đảm bảo cho công trình và tuổi thọ của công trình theo thiết kế.
Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn tới công tác tổ chức hạch toán kế toán làm cho phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có những đặc điểm riêng. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong xây dựng cơ bản và thực hiện nghiêm túc các chế độ của kế toán do Nhà nước ban hành.
2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
2.1. Chi phí sản xuất xây lắp:
2.1.1. Khái niệm chi phí xây lắp.
Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt động sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, và trong nền kinh tế thị trường các yếu tố chi phí trên được biểu hiện bằng tiền.
Vậy chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất và xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên trong quá trình xây lắp doanh nghiệp phát sinh rất nhiều khoản chi phí ngoài hoạt động sản xuất xây lắp. Theo chế độ kế toán hiện hành, chỉ những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp mới được coi là chi phí sản xuất xây lắp.
- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên giá trị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận c, v, m.
G = c + v + m
c: là toàn bộ giá trị tự liệu sản xuất đã được tiêu hao trong quá trình sản xuất xây lắp như khấu hao TSCĐ, NVL, CC - DC.
v: là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất xây lắp tạo ra sản phẩm.
m: là giá trị mới lao động sáng tạo ra.
Trong doanh nghiệp xây lắp, cvà v là chi phí sản xuất xây lắp để tạo ra sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp.
2.1.2. - Phân loại chi phí xây lắp
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí sản xuất mang một nội dung kinh tế riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí sản xuất mang một nội dung kinh tế riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Ta có thể phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí công cụ, dụng cụ là phần giá trị hao mòn của các loại công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất xây lắp.
- Chi phí hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền tính khấu hao TSCĐ sử dụng vào hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các dịch vụ bên ngoài sử dụng vào quá trình xây lắp của doanh nghiệp như tiền điện tiền nước, điện thoại..
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tóo trên và được thanh toán bằng tiền.
Việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế chỉ rõ quá trình hoạt động xây lắp doanh nghiệp phải phân bố ra các loại chi phí gì, nó là cơ sở để kế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1256
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16