Mã tài liệu: 218331
Số trang: 86
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,592 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian dài trước đây chúng ta quan niệm y tế, giáo dục là các lĩnh vực “ phi sản xuất vật chất”, có nghĩa đối lập với lĩnh vực sản xuất vật chất như nông nghiệp, công nghiệp. Chính quan điểm sai lầm này đã kéo theo sự đầu tư thấp vì xem như đầu tư vào các lĩnh vực này là tiêu tốn nguồn lực của Nhà nước mà không sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng. Các bệnh viện, cơ sở y tế chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính sự nghiệp thu đủ, chi đủ.
Chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đã có những thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về ngành y tế. Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội. Nói cách khác, ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước. Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển. Bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất. Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi.
Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “ Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải.
Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này.
Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh viện.
Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra hướng thực hiện hữu hiệu hoạt động tài chính bệnh viện tại Bệnh viện Mắt trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn này.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý tài chính bệnh viện và thực tiễn hoạt động tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương nhằm:
* Đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương.
* Chỉ ra ưu, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương.
* Đề xuất một số giải pháp theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu tài chính vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế- xã hội của bệnh viện: tăng vốn chính đáng và chi hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương trong cơ thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về nội dung: đề cập chủ yếu tới việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính của bệnh viện công.
Về không gian: tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương.
Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát phân tích hoạt động quản lý tài chính theo cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận định tính và định lượng và cách tiếp cận lịch sử, logic để thu thập thông tin. Đồng thời chuyên đề sử dụng kỹ thuật thống kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử lý số liệu.
Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế và kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính bệnh viện
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 27