Mã tài liệu: 115547
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file: 648 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã kiên quyết lựa chọn con đường phát triển bền vững, hướng tới sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia, không những vì hành phúc của thế hệ hôm nay mà còn vì sự phát triển của các thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững có thể xem như là một phương thức phát triển mới, có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Quan điểm phát triển này không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế mà đó còn là sự phối hợp hài hòa nhiều giá trị khác nhau của cuộc sống, bao gồm giá trị kinh tế, giá trị nhân văn và đặc biệt là giá trị môi trường.
Việc đưa vấn đề môi trường vào các chính sách phát triển kinh tế và giải quyết đầu tư có thể giúp giảm bớt mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường. Trong thực tiễn, vấn đề ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và cân bằng sinh thái. Nó đã và đang có những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra nhiều bệnh nan y, đặc biệt là căn bệnh ung thư, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân. Đồng thời, ô nhiễm môi trường cũng gây ra nhiều hiện tượng làm thay đổi môi trường sống của con người như hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng ấm lên của vỏ trái đất, hiện tượng tan băng ở hai cực, mưa axit… gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét một cách nghiêm túc, đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa với tốc độ nhanh nhất định sẽ đi kèm với việc hủy hoại môi trường sống của con người. Hiện nay, nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề do ô nhiễm môi trường gây ra con người đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thích hợp khác nhau, trong đó biện pháp có tính lâu dài là giáo dục và nâng cao nhận thức của con người về bảo vệ môi trường.
Là một sinh viên, hơn nữa lại được tiếp cận với môn học kinh tế môi trường từ năm thứ hai trên giảng đường đại học, em đã tích lũy được một số kiến thức nhất định về môi trường, hiểu được rõ vai trò của môi trường đối với đời sống kinh tế - xã hội của con người và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chính vì thế, em đã lựa chọn đề tài: “Môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Tổng quan về môi trường trong sự phát triển bền vững.
Chương 2. Thực trạng môi trường trong việc phát triển bền vững ở Việt Nam.
Chương 3. Các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16