Mã tài liệu: 303153
Số trang: 15
Định dạng: rar
Dung lượng file: 47 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định vào tốp những nước đầu của thế giới. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến năm 2009 chúng ta đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo. Có được những thành tựu to lớn này là có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp.
Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Có thể nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nên kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân. Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hoá dân tộc.
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu hết sức đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát triển nông nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thức sự xử dụng hiệu quả và phát huy hết các nguồn lực .........
Do dó với mong muốn tìm hiểu thực trạng nền nông nghiệp nước nhà và đề xuất một số giải pháp để phát triển tốt hơn ngành nông nghiệp, em mạnh dạn chọn tiến hành nghiên cứu đề tài tiểu luận: ”Thực trạng và giải pháp phát triển nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam”. Do điều kiện hạn chế về trình độ, thời gian nên trong tiểu luận sẽ có nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp thêm của thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để em có thể hoàn thiện thêm hiểu biết của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
- Đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam
- Đề ra một số giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền vững
1.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp thu thập số liệu
Do điều kiện hạn chế, nên chúng tôi chủ yếu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn:
+ Những thông tin, số liệu được thu thập từ các báo, tạp chí, luận văn có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu tại thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nộ và thư viện khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Từ đó chọn lọc những kiến thức, những kết quả có thể sử dụng được.
+ Thu thập từ các trang web có liên quan trên mạng Internet
* Phương pháp xử lý số liệu
Căn cứ vào mục đích của đề tài, tôi tiến hành thu thập những số liệu cần có bên trên và phân tích các số liệu đó. Tuy nhiên, để phân tích được, tôi sẽ phân tích các số liệu đó ra theo thời gian, sau đó sắp xếp chúng lại để tạo thành một chuỗi thời gian nhằm cho thấy sự thay đổi qua từng năm trong lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Từ đó có thể nhận biết được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục để đưa Nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Tuy nhiên, để định lượng chính xác được một số những thành tựu và hạn chế, tôi sử dụng các chương trình (tính toán, xếp hạng,…) trong phần mềm Excel.
Một phương pháp nữa phục vụ tôi trong quá trình phân tích và xử lý số liệu là phương pháp so sánh, nhằm so sánh giữa các năm với nhau và so sánh giữa Nông nghiệp với các ngành khác cũng như giữa Nông nghiệp với tổng thể nền kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16