Mã tài liệu: 303795
Số trang: 57
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 989 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời nói đầu
Jeffrey Sachs, một chuyên gia về phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc, đồng tác giả
của Chương sách với tiêu đề: “Tiến bộ công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế lâu dài
của các quốc gia châu a”', đã nêu rõ sự cần thiết phải có chiến lược đổi mới ở các
quốc gia này. Ông viết: “Sự cần thiết phải đề ra chiến lược đổi mới là một thực tiễn
đặt ra cho các quốc gia châu á, cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, đối
với châu á, nhu cầu này có lẽ còn cấp bách hơn, bởi vì nhiều nền kinh tế châu á hiện
nay đang đứng ở ngưỡng cửa của một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi một cách tiếp
cận mới về công nghệ và tăng truởng”+. Từ chỗ nhập khẩu, ứng dụng công nghệ của
Mỹ và Tây âu một cách thành công, các nền kinh tế này phải phấn đấu để tự mình đổi
mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ là một vấn đề từ lâu đã dành được sự quan tâm chú ý của các
nước phát triển, coi đó là một nhân tố tạo nên ưu thế cạnh tranh của quốc gia. Trong
“Sáng kiến Cạnh tranh Quốc gia” do Tổng thống Mỹ, G. Bush đưa ra đầu năm 2006,
ông đã hết sức nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đổi mới công nghệ và dành những
khoản kinh phí lớn để thúc đẩy hoạt động này.
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đổi mới công nghệ, khái niệm và
cách tiếp cận Hệ thống Đổi mới Quốc gia (NIS) đã được nhiều chuyên gia và các nhà
hoạch định chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) quan tâm áp dụng, đặc biệt
là ở các quốc gia có trình độ phát triển cao như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đã có một
số nỗ lực nghiên cứu để vận dụng khái niệm và cách tiếp cận này vào hoàn cảnh của
các nền kinh tế đang phát triển, đang công nghiệp hoá, như các công trình của Nelson,
Lundvall vv…. Các tổ chức quốc tế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á- Thái Bình
Dương (APEC), Trung tâm Chuyển giao Công nghệ châu a-Thai' Bình Dương
(APCTT) cũng đề ra nhiều sáng kiến thúc đẩy các nền kinh tế thành viên áp dụng cách
tiếp cận này để tăng cường đổi mới. Thời gian gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy các
nền kinh tế châu á đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện NIS. Từ cuối
thập kỷ 90, Trung Quốc đã có Dự án nghiên cứu NIS của mình khi chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường và đề ra quan điểm “NIS mang các đặc
trưng Trung Quoc”^'. Các quốc gia khác như Hàn Quốc mới đây cũng đề xuất “NIS thế
hệ thứ 3”, khi nền kinh tế này đã hoàn thành giai đoạn rượt đuổi và bước sang giai
đoạn đổi mới và chuẩn bị cho nền kinh tế tri thức. Thái Lan, Philippin, Inđonêxiâ trong
các kế hoạch KH&CN mới đây cũng đều đề ra các giải pháp để hoàn thiện và phát huy
hiệu quả của NIS.
Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu để vận dụng cách tiếp cận NIS vào hoàn
cảnh Việt Nam (xem Lê Đình Tiến, “Vận dụng cách tiếp cận NIS để thúc đẩy tăng
trưởng kinh te”^', 2000). Viện Nghiên cứu Chính sách KH&CN (NISTPASS) cũng có
những công trình nghiên cứu và thường xuyên cử cán bộ đi dự các cuộc Hội nghị, Hội
thảo khu vực và quốc tế về NIS. Gần đây nữa, các nhà khoa học có uy tín như Giáo sư
Đặng Hữu, Giáo sư Vũ Đình Cự, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tran…^ cũng nêu ý
kiến về sự cần thiết phải xây dựng và củng cố NIS ở Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn xuất
bản Tổng quan “Hệ thống Đổi mới Quốc gia của các nền kinh tế đang phát triển ở châu a”', hy
vọng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trung tâm thông tin
khoa học và công nghệ quốc gi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 211
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 5914
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1080
⬇ Lượt tải: 20