Mã tài liệu: 26530
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành liên vùng và xã hội hoá cao. Ngoài những khó khăn nhất định thì ngành Du lịch đem lại nhiều lợi ích to lớn như : thu nhập, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, thu được nguồn ngoại tệ lớn, cho quốc gia và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, … Bởi vậy, Các quốc gia có điều kiện phát triển Du lịch đều hướng phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và hùng vĩ, tài nguyên nhân văn giàu bản sắc dân tộc là nền tảng cho sự phát triển Du lịch, chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn hướng phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điều này đã được khẳng định tại đại hội Đảng lần IX vừa qua.
Trong năm 2002, Du lịch nước ta tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao. Ngành Du lịch thu hút trên 2,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11,5% so với năm 2001. Thị trường Du lịch nội địa tăng trưởng ổn định. Số lượng khách Du lịch nội địa ước khoảng 13 triệu lượt khách, đạt 104% kế hoạch năm, tăng 11,6% so với năm 2001. Thu nhập toàn ngành năm 2002 đạt khoảng 23.500 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2001. Mặc dù trong những năm qua ngành Du lịch nước ta đã đạt được những bước tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên ngành Du lịch vẫn chưa thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng Du lịch của đất nước. Do vậy cần thiết phải tìm ra giải pháp đưa Du lịch phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Một trong những tiềm năng Du lịch của đất nước đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc đáo của mình, Vịnh đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới ( tháng 12/1994 và tháng 11/2000 ). Việc được công nhận là Di sản thế giới, một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Việt Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời điều đó cũng đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản và nhất là việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực thiên nhiên này phục vụ cho sự phát triển Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Quảng Ninh nói riêng.
Phương Pháp nghiên cứu
Trong việc thực hiện báo cáo thực tập này, các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
Phương pháp này rất quan trọng. Thông tin về các đối tượng nghiên cứu được thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, được phân loại, so sánh và chọn lọc kĩ lưỡng, được tập hợp thành những dữ liệu có hệ thống và đáng tin cậy.
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống.
Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý thông tin một cách hệ thống và xây dựng các mô hình của đối tượng nghiên cứu để xác định các chỉ tiêu thích hợp.
Phương pháp bản đồ.
Được sử dụng trong việc phân khu những địa điểm du lịch nhằm phân tích đặc điểm tự nhiên xã hội của mỗi khu vực, cũng như đề ra các kế hoạch tổ chức các hoạt động du lịch trên địa bàn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1912
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 1126
⬇ Lượt tải: 24
Những tài liệu bạn đã xem