Mã tài liệu: 148625
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy hiện đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp… Như vậy, có thế hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau:
Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dich vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Nói đến thương hiệu không chỉ nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Như vậy thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết nó là hình tượng về hàng hóa (sản phẩm) hoặc doanh nghiệp. Tuy vậy nếu chỉ là hình tượng với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại…thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Kết cấu đề tài:
Phần I. Thương hiệu và mối quan hệ giữa thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp
Phần II. Những chú ý khi xây dựng logo, slogan cho thương hiệu
Phần III. Phân tích câu khẩu hiệu của ngân hàng công thương Việt Nam: “Vietinbank – Nâng giá trị cuộc sống”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 15
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1207
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 182
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem