Mã tài liệu: 26998
Số trang: 62
Định dạng: docx
Dung lượng file: 500 Kb
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức như hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia. Bốn mươi hai năm trước, Victor R. Fuchs (1968) đã nói về sự xuất hiện của nền kinh tế dịch vụ ở Mỹ. Ngày nay, cả thế giới đang bước sang một nền kinh tế mới: nền kinh tế dịch vụ. Sau nhiều năm đàm phán, năm 1995 Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) đã được ký kết và trở thành một trong những hiệp định quan trọng nhất của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóa thương mại dịch vụ nói riêng đang trở thành chính sách ưu tiên của các Quốc.
Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới (Lovelock và Wirtz, 2007). Ở các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70% (OECD, 2008). GDP của lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 90% GDP của Hồng Kông, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP của Nhật Bản, 73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canada. Dịch vụ đóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế Mỹ La Tinh như Braxin và Áchentina, trên 60% GDP của các nước công nghiệp hóa mới ở châu Á như Xingapo, Đài Loan và Malaixia. Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ và 40% GDP của Trung Quốc (Lovelock và Wirtz, 2007, trích từ World FactBook, 2007 và EIU Country Data). Trong giai đoạn 1988 – 2003, đóng góp của ngành dịch vụ cho giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD tăng từ 60% lên 68%, còn đóng góp của ngành công nghiệp lại giảm từ 34% xuống còn 29%. Sự thay đổi này thể hiện việc giá cả của các sản phẩm công nghiệp giảm tương đối so với giá cả của các sản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng ngày càng chi tiêu thêm cho dịch vụ nhiều hơn cho hàng hóa (FORFAS, 2006:29).
Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiện nay. Lao động trong ngành dịch vụ ở bảy nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2000 tăng 60% so với năm 1960 và tăng 6% trong giai đoạn 2000-2004 (FORFAS, 2006: 31). Trong giai đoạn 1970 – 2001, lao động trong ngành dịch vụ của Mỹ tăng từ mức 67% lên 79% trong khi lao động trong ngành công nghiệp giảm từ mức 29% xuống còn 19%, còn mức thay đổi này của các nước Tây Âu (EU 15 hiện nay) tương ứng là từ 47% lên 70% và từ 40% xuống còn 26% (D’Agostino, Serafini và Ward-Warmedinger, 2006:27).
Kết cấu chuyên đề:
chương 1: cơ sở lý luận về quản lý chất lượng
chương 2: thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ
chương 3: giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 909
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 918
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem