Mã tài liệu: 258307
Số trang: 26
Định dạng: docx
Dung lượng file: 109 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
A - GIỚI THIỆU
[*]Đặt vấn đề
Hệ thống tài chính là một trong những thành phần quan trọng, nếu không muốn nói là giữ vai trò huyết mạch của bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế giới. Nhờ có các hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác mà toàn bộ nền kinh tế được luân chuyển, vận hành một cách thông suốt, thuận tiện. Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển, và hệ thống tài chính cũng không ngừng tiến bộ, phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề về khả năng đảm bảo an toàn trong các hoạt động tín dụng.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bắt nguồn từ Hoa Kỳ, sau đó nhanh chóng lan rộng toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có nguyên nhân sâu xa từ sự thiếu an toàn trong hệ thống tài chính.
Rút ra bài học quý báu từ cuộc khủng hoảng này, hầu hết các quốc gia đều tái cấu trúc lại nền kinh tế của mình, với trọng tâm là hệ thống tài chính nhằm đảm bảo một nền tài chính vững mạnh, làm cơ sở ổn định cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Nằm trong xu hướng chung của thế giới, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để củng cố, ổn định lại hệ thống tài chính thêm an toàn, vững mạnh, tạo nền tảng vữa chải cho sự phục hồi nền kinh tế nước nhà sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 vừa qua.
Tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (gọi tắt là Thông tư 13) quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những văn bản pháp luật nằm trong chuỗi các văn bản do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm mục tiêu an toàn, ổn định hóa nền tài chính đất nước, cũng như giúp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam có sức đề kháng tốt hơn khi xảy ra những rủi ro bất ngờ như cuộc khủng hoảng vừa qua, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với những chuẩn mực khá hợp lý, ngày càng bám sát những tiêu chí quốc tế (chuẩn Basel III), Thông tư 13 là một sự tiến bộ, cải thiện đáng kể so với các văn bản trước nó.
Vừa được ban hành, Thông tư 13 đã thu hút sự chú ý của dư luận, không chỉ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng – những chủ thể được điều chỉnh bởi Thông tư - mà còn các chủ thể khác của nền kinh tế. Bởi tầm quan trọng của Thông tư 13, không chỉ tác động vào hệ thống tín dụng mà nó còn phần nào ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế.
Đã có nhiều vấn đề, nhiều ý kiến phản hồi được đặt ra xung quanh những quy định trong Thông tư 13. Đến cuối tháng 09/2010, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN (gọi tắt là Thông tư 19) được ban hành nhằm điều chỉnh một số quy định của Thông tư 13. Những điều chỉnh này là không quá khác biệt và có liên hệ trực tiếp với Thông tư 13, nên bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu nội dung của Thông tư 13 lẫn Thông tư 19 (những sửa đổi bổ sung một số điều khoản trong Thông tư 13).
Trong bài tiểu luận, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nội dung chính của Thông tư 13 cũng như đề cập đến những sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 19, qua đó, phân tích tác động của nó đối với hệ thống tài chính nước ta. Tuy nhiên, trước đó, bài tiểu luận sẽ giới thiệu một số nét khái quát về chuẩn Basel, chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, cũng như tổng quan về hoạt động tín dụng ở Việt Nam trước khi Thông tư 13 ra đời.
[*]Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích những ưu điểm và hạn chế của một số nội dung chính trong Thông tư 13 (cũng như Thông tư 19), từ đó thấy được tác động của nó đến nền tài chính Việt Nam trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
[*]Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích, nhận xét tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu sử dụng).
[*]Đối tượng nghiên cứu
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung một số quy định trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN) do Ngân hàng ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
[*]Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, mà chủ yếu là hệ thống các ngân hàng thương mại.
[*]Tài liệu sử dụng
[*]Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
[*]Thời báo Kinh tế Việt Nam (website www.vneconomy.vn)
[*]Và một số tài liệu khác trên các website của các báo điện tử (được ghi chú rõ nguồn trong những trích dẫn cụ thể).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 7460
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 17