Mã tài liệu: 97239
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file: 217 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Phát triển kinh tế – xã hội nông thôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, bởi đây là lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người. ở nước ta nông nghiệp,nông thôn vẫn giữ vị trí quan trọng chiếm 80% dân số, tạo ra 22,3% GDP và thu về nhiều ngoại tệ nhờ hoạt động xuất khẩu. Một trong những nội dung cốt lõi của việc phát triển kinh tế nông thôn là xác định và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Một vùng, một địa phương có cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện cho vùng đó phát triển, ngược lại cơ cấu kinh tế không hợp lý sẽ là vật cản cho sự phát triển của vùng. Trong những năm qua kinh tế nông thôn Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Đời sống nhân dân được cải thiện, nông nghiệp đã có sự chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trong nông nghiệp chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi, tiến bộ khoa học ứng dụng rộng rãi nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao được đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó ta vẫn còn một số khó khăn: tốc độ chuyển dịch còn chậm, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn… Yêu cầu đặt ra hiện nay là ta cần phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn mà vấn đề cốt lõi là phải tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có rất nhiều yếu tố trong đó vốn là một yếu tố không thể thiếu. Vốn trong sản xuất nông nghiệp thể hiện ở những tư liệu sản xuất và các khoản đầu tư mở rộng sản xuất. Ngày nay, do tiến bộ cuả khoa học kỹ thuật người ta thay thế lao động thủ công bằng việc sử dụng máy móc trong sản xuất. Mục đích của quá trình chuyển dịch cơ cấu là nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thì đất dành cho nông nghiệp sẽ bị giảm đi. Song nông nghiệp vẫn phải giữ được vai trò của nó là đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Do vậy cần phải áp dụng công nghệ để nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Nắm bắt được điều này Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn cho nông dân sản xuất cũng như tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận với những kiến thức mới. Bên cạnh đó vẫn còn một số những hạn chế trong việc tạo vốn cho dân như: nguồn vốn vay chủ yếu là ngắn hạn, thủ tục vay vốn rờm rà, lãi suất vay chưa hợp lý. Do đó việc tạo vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự can thiệp của nhiều ngành. Trên cơ sở đó bài viết này xin đề cập đến “Một số biện pháp tạo vốn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.”
Nội dung bài viết bao gồm:
- Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Vốn trong nông nghiệp và vai trò của vốn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Tình hình đầu tư và tác động của vốn đầu tư trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Biện pháp tạo vốn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 220
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16