Mã tài liệu: 119408
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Sau 20 đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, nhất là trên lĩnh vực nghiên cứu. ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân, chúng ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh liên tục đổi mới và phát triển. Một trong số những ngành kinh tế điển hình là ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam. Hiện nay, ngành Dệt may Việt Nam được coi là ngành kinh tế có lực lượng sản xuất hùng hậu, giữ vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử phát triển của mình, ngành Dệt may Việt Nam đã trải qua khá nhiều thăng trầm. Song đến những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may thế giới và khu vực, ngành Dệt may Việt Nam thực sự bước sang thời kỳ phát triển mới với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam đạt con số là 4,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2004 (đạt 4 tỷ USD) và năm 2006 dự kiến đạt 5 tỷ USD. Đạt được kết quả này là nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề xúc tiến thương mại, sự giúp đỡ có hiệu quả của Bộ Công Nghiệp và nỗ lực, cố gắng vươn lên của các doanh nghiệp dệt may trong toàn ngành thời gian qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại thế giới và khu vực, đòi hỏi chất lượng sản phẩm để năng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, ngành Dệt may Việt Nam cần phải nhanh chóng, có chiến lược đầu tư, đổi mới tất cả các khâu từ tổ chức quản lý, sản xuất đến tiếp thị, quảng cáo sản phẩm cho các doanh nghiệp dệt may trong toàn ngành để vươn ra chiếm lĩnh thị trường, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy Dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng lợi nhuận thu về lại chiếm tỷ lệ rất thấp do chủ yếu là gia công xuất khẩu. Phần lớn nguyên phụ liệu đều nhập từ nước ngoài, phụ thuộc vào đối tác, khoa học công nghệ còn lạc hậu. Công nghiệp phụ trợ cho dệt may còn rất yếu, là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay. Để phát triển công nghiệp dệt may, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và thu được lợi nhuận ròng cao thì chiến lược phát triển lâu dài là phải phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp phụ trợ. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài: Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Kết cấu đề tài:
Chương I: Sự cần thiết phát triển công nghiệp phụ trợ Dệt May
Chương II: Thực trạng công nghiệp phụ trợ Dệt May
Chương III: Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 2837
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16