Mã tài liệu: 288825
Số trang: 5
Định dạng: zip
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:
1. Chuyển tiền bằng điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance).
2. Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document).
3. Nhờ thu (Collection).
4. Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).
1. Chuyển tiền
Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).
Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.
2. Trả tiền lấy chứng từ
Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:
1. Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.
2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D
Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
3. Nhờ thu
Người bán sau khi giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Có hai loại nhờ thu:
a) Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document Acceptance)
b) Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
Quy trình cụ thể như sau:
Sau khi gửi hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá kèm theo Hối phiếu (Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) cho ngân hàng mà mình nhờ thu (Remitting bank). Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc thông qua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua (Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gởi bản sao của bộ chứng từ và hối phiếu cho người mua. Nếu là nhờ thu chấp nhận chứng từ thì người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu. Nếu là nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi.
4. Tín dụng thư
Tín dụng thư (hay còn gọi sai là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng. Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều kiện sau đây:
• Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC. Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm...v.v
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem