Mã tài liệu: 248622
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 167 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
2.2. Thẩm quyền giao kết hợp dồng mua bán hàng hóa trong thương mại
2.3. Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
2.4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
3. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu
3.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
4.1. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng
4.2. Điều khoản về số lượng hàng hóa
4.3. Điều khoản về quy cách, chất lượng hàng hóa
4.4. Điều khoản về giá của hàng hóa
4.5.Điều khoản thanh toán
4.6.Điều khoản về giao nhận hàng hóa
4.7. Điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
5. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
5.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
5.2. Giao hàng
5.3. Quyền sở hữu hàng hóa
5.4. Rủi ro đối với hàng hóa
5.5.Bảo hành
5.6.Nhận hàng và thanh toán tiền
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
6.1. Khái niệm, căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
6.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
6.3. Các hình thức chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
II. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHÌNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Một số nhận xét về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
C. PHẦN KẾT LUẬN
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Khi bước vào nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa dần mở rộng nhiều quan hệ mua bán hàng hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Nhất là trong quan hệ mua bán hàng hóa hiện nay, thì việc mua bán cung ứng dịch vụ với nhau thường được thể hiện dưới nhiều cách thức và nội dung khác nhau nên các hoạt động mua bán trong thương mại được thể hiện bằng một hình thức nhất định đó là hợp đồng mua bán hàng hóa. Bài viết dưới đây xin trình bày một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA:
1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa:
1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa:
Quan hệ mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể. Nói cách khác, mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bê nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Điều 388 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Luật thương mại 2005 quy định mua bán hàng hóa trong thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Tuy nhiên Luật không đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa. Khoản 8, Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bê mua và nhân thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”
Quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Vì vậy, hợp đồng mua bá hàng hóa trong thương mại trước hết chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Xét về bản chất, hàng hóa cũng là một loại tài sản. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lại và những vật gắn liền với đất đai ( khoản 2 Điều 3 Luật thương mại) còn đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản lại bao gồm tất cả các tài sản được phép giao dịch bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, một hợp đồng sẽ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu có một trong các yếu tố sau:
Thứ nhất, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài ( kể cả trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng có cùng quốc tịch và hợp đồng được thực hiện ngay ở nước họ)
Thứ hai, hợp đồng được giao kết ở nước ngoài ( nước mà bê giao kết hợp đồng không mang quốc tịch, không có nơi cư trú hoặc không có trụ sở)
Thứ ba, hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú hoặc không cùng nơi đóng trụ sở
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 18