Mã tài liệu: 252341
Số trang: 11
Định dạng: docx
Dung lượng file: 27 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
A-[FONT="] MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “sáp nhập doanh nghiệp” đã từng xuất hiện ở khá nhiều tài liệu trong nước và quốc tế. Trong lý luận kinh tế chính trị, C.Mác đã đưa ra một khái niệm rộng hơn có liên hệ với sáp nhập trong kinh tế, đó là tập trung tư bản. Cạnh tranh và tín dụng được coi là đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Nhờ có cạnh tranh đã dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập của các tư bản cá biệt. Vậy có thể hiểu sáp nhập là một dạng của tập trung tư bản hay không? Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu và làm rõ vấn đề này dựa trên những kiến thức lý luận và thực tiễn.
B-[FONT="] NỘI DUNG I.[FONT="] Khái niệm “sáp nhập doanh nghiệp”:
Trong Luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã đề cập tới sáp nhập doanh nghiệp với tư cách là một dạng của tập đoàn kinh tế. Theo Điều 17 của luật này, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Luật Doanh nghiệp 2005 cũng như Luật Cạnh tranh 2004 đều giải thích “sáp nhập doanh nghiệp” là việc một hoặc một số doanh nghiệp cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Khái niệm công ty cùng loại trong hai điều luật trên có thể hiểu theo nghĩa là các công ty cùng loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Như vậy, điều kiện tiên quyết để có một thương vụ sáp nhập là hai doanh nghiệp phải cùng loai hình và có sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc cả hai bên tham gia. Cùng với các quy định về việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích, ta có cơ sở để đánh giá tính chất và gọi tên chính xác một thương vụ.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2005 còn định nghĩa hợp nhất doanh nghiệp. Theo đó, hợp nhất doanh nghiệp cũng là một dạng đặc biệt của sáp nhập doanh nghiệp. Ví dụ: hai doanh nghiệp A và B hợp nhất lại tạo nên doanh nghiệp C, nghĩa là sẽ không còn tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B nữa sau khi hợp nhất diễn ra, mà chỉ còn tồn tại doanh nghiệp C và cổ phiếu của hai doanh nghiệp A và B sẽ chuyển sang cổ phiếu của doanh nghiệp C. Sáp nhập doanh nghiệp cũng cần được phân biệt với liên doanh. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều các doanh nghiệp cùng góp một phần tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Nghĩa là nếu một bên A và một bên B liên doanh với nhau hình thành một doanh nghiệp C thì sau khi liên doanh có sự tồn tại của cả ba doanh nghiệp A, B, C. Những phân tích trên giúp ta đưa ra được khái niệm của sáp nhập doanh nghiệp như sau: “Sáp nhập doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là giao dịch trong đó một hoặc một số doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập hoàn thành doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Sáp nhập theo nghĩa rộng ngoài định nghĩa theo nghĩa hẹp còn bao gồm cả việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp trước sáp nhập (sáp nhập theo nghĩa rộng bao gồm cả hợp nhất)”. II.[FONT="] Những quy định của pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp: 1.[FONT="] Hồ sơ đăng ký sáp nhập doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật, hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây:
·[FONT="] Hợp đồng sáp nhập có sự thông qua của các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông sáng lập của các công ty liên quan; trong đó phải thể hiện địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
·[FONT="] Thông tin của công ty sau khi nhận sáp nhập: tên công ty, trụ sở, ngành nghề kinh doanh, đại diện thoe pháp luật, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty ;
·[FONT="] Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông với Công ty Cổ phần;
·[FONT="] Đăng ký kinh doanh gốc của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập;
·[FONT="] Đơn đăng ký sáp nhập;
·[FONT="] Danh sách thành viên; CMND hoặc hộ chiếu có chứng thực của chính quyền địa phương của tất cả các sáng lập của công ty nhận sáp nhập
·[FONT="] Các tài liệu cần thiết khác.
2.[FONT="] Thủ tục sáp nhập:
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005 gồm những bước cơ bản như sau:
·[FONT="] Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập; ·[FONT="] Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
·[FONT="] Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
·[FONT="] Trong trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Đồng thời cũng nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. III.[FONT="] Một số hình thức sáp nhập doanh nghiệp: Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định các tiêu chí cụ thể để đánh giá và xếp loại hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nhưng trên thực tế có các hình thức sáp nhập sau đây: ·[FONT="] Sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành (sáp nhập theo chiều ngang): sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường. Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là nhằm tăng cường hiệu quả và chiếm được thị phần rộng hơn; ·[FONT="] Sáp nhập theo chiều dọc: à việc sáp nhập giữa các công ty tham gia vào quá trình khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối. Mục đích của các giao dịch sáp nhập loại này là để giảm thiểu được chi phí sản xuất, chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quản lý các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối; ·[FONT="] Sáp nhập kết khối: là việc sáp nhập giữa các công ty không cùng lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của các giao dịch sáp nhập này là nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đa ngành nghề sau khi sáp nhập. IV.[FONT="] Phân biệt sáp nhập doanh nghiệp với M&A:
1.[FONT="] Về khái niệm:
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng. Thuật ngữ này được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này. Các giao dịch M&A, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán, về cạnh tranh, về đầu tư và luật hợp đồng.
Thuật ngữ “mua bán” và “sáp nhập” là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau và mặc dù hai thuật ngữ này khác nhau về bản chất và hệ quả pháp lý của chúng cũng không giống nhau nhưng lại hay bị nhầm lẫn hoặc bị sử dụng thay thế cho nhau.
Ở Việt Nam, M&A là việc mua bán một tài sản, ví dụ như mua bán một nhà máy, một bộ phận doanh nghiệp hoặc thậm chí là toàn bộ doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có định nghĩa về mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm mua lại doanh nghiệp lại được cụ thể trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Theo đó, mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề kinh doanh bị mua lại.
M&A thực chất là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.
Trong khi đó, sáp nhập- hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là việc hai công ty, thường là có cùng quy mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp. Một vụ sáp nhập với tính chất công bằng như thế cũng được gắn với cái tên “sáp nhập cân bằng”. Với một thương vụ sáp nhập như thế, cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế. Chẳng hạn, vụ sáp nhập giữa Daimler-Benz và Chrysler đã cho chúng ta một cái tên mới Daimler-Chrysler, hai cái tên cũ không còn tồn tại. Tuy nhiên, hai cái tên Dainler và Chrysler đã sớm “ly biệt”. Tháng 5/2007, Cerberus Capital Management, L.P đã đề nghị đổ vào 5,5 tỉ USD để nắm 80,1% cổ phần trong một công ty mới chuẩn bị hình thành là Chrysler Holding LLC, sở hữu ba dòng xe Chrysler, Dodge and Jeep và cung cấp các dịch vụ tài chính. Công ty cũ sau khi nhận tiền sẽ chuyển tên thành Daimler AG.
2.[FONT="] Thực tiễn việc sáp nhập doanh nghiệp và M&A ở Việt Nam:
Quay lại với hoạt động sáp nhập, thực tiễn những gì đã xảy ra cho chúng ta thấy những thương vụ sáp nhập cân bằng thường rất hiếm khi xảy ra. Cách thông thường sẽ là một công ty mua lại công ty khác với điều khoản cho phép công ty bị mua lại tuyên bố rằng hai bên sáp nhập cân bằng- dù trên góc độ kí thuật, đó là vụ mua lại- thâu tóm. Và đa số thương vụ thường không có sự đồng thuận của hai bên, bên thực hiện thường sẽ dùng nhiều cách để thâu tóm và giành quyền làm chủ.
Một thương vụ mua lại cũng được khoác lên ngoài cái tên sáp nhập nếu như ban giám đốc, điển hình là CEO của các bên thỏa thuận sẽ hợp tác ngồi cùng với nhau để mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính “hữu hảo” không tồn tại- khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kĩ thuật tài chính để chống lại, thì nó hoàn toàn mang hình ảnh một thương vụ mua lại- acquisition. Do đó, để có thể xác định chính xác một thương vụ là sáp nhập hay mua lại cần xem xét đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên (chính là cách ban giám đốc, lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ). Ví dụ điển hình là việc Kinh Đô mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever. Sản phẩm của thương vụ này là Công ty Cổ phần KIDO là công ty thành viên của tập đoàn Kinh Đô. Điều khoản trong thương vụ này là KIDO sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu kem Wall’s trong một khoảng trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ phải phát triển một thương hiệu kem riêng, như chúng ta thấy là Premium và Merino. Đối tác bán là Unilever đã tỏ ra rất thiện chí phối hợp, hỗ trợ phát triển (Unilever có cam kết không hỗ trợ đơn vị cạnh tranh lại kem của Kinh Đô). Nếu chiếu theo luật doanh nghiệp thì cách làm này nghiêng về hoạt động sáp nhập hơn là hợp nhất doanh nghiệp.
Báo chí gần đây bàn luận rất nhiều về hoạt động sáp nhập doanh nghiệp và mua lại ở Viêt Nam, một số công ty tư vấn và những sàn giao dịch mua bán doanh nghiệp trên mạng đã hình thành. Những điều này cho thấy hoạt động sáp nhập doanh nghiệp và mua lại nhiều khả năng sẽ rất sôi động. Tuy nhiên, M&A là một nghiệp vụ tài chính hêt sức phức tạp, kéo dài từ vài tháng đến vài năm và cần có sự tham gia của đơn vị chuyên môn tài chính, kiểm toán, pháp lý cộng với dơn vị điều phối tổng thể chuyên nghiệp. Và để làm tốt thì ngoài nỗ lực từ bản thân các đơn vị tham gia triển khai cũng cần có thêm các quy định, hướng dẫn rõ ràng để phân biệt và định nghĩa được chính xác công việc.
V.[FONT="] Vốn điều lệ sau khi sáp nhập doanh nghiệp:
Trong các vụ mua bán và sáp nhập (M&A), vốn điều lệ của công ty sau khi sáp nhập được ghi nhận như thế nào là một vấn đề vô cùng nan giải, đặc biệt đối với trường hợp sáp nhập thông qua phương án hoán đổi cổ phần và thực hiện đăng ký kinh doanh theo thủ tục sáp nhập tại Điều 153 của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 43/2010/NĐ-Cp về đăng ký kinh doanh.
Sáp nhập thông qua phương án hoán đổi cổ phần là một phương thức mà thị trường sáp nhập Việt Nam ưa chuộng vì nó bảo đảm được tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông hiện hữu sau khi công ty sáp nhấp. Ví dụ: Công ty A nhận sáp nhập công ty B, mỗi công ty có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, tương ứng mỗi công ty có 20 triệu cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Khi đó, việc xác định vốn điều lệ sau khi sáp nhập rất dễ dàng, nếu các công ty nêu trên được xác định giá trị doanh nghiệp ngang nhau và tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:1. Khi đó, vốn điều lệ của công ty sau khi sáp nhập sẽ là tổng số vốn điều lệ của A và B, tức là 40 tỷ đồng, tương ứng với 40 triệu cổ phần.
Theo quy định tại Điều 153 Luật doanh nghiệp thì thủ tục sáp nhập rất thuận tiện và nhanh chóng cả ở khâu đăng ký kinh doanh lẫn khâu thông báo thuế. Toàn bộ nghĩa vụ thuế của công ty bị sáp nhập sẽ chuyển về công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập mặc nhiên chấm dứt sự tồn tại. Thông thường, sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập, trụ sở công ty bị sáp nhập sẽ được đăng ký trở thành địa điểm kinh doanh hoặc là chi nhánh của công ty nhận sáp nhập. Tuy nhiên, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo Điều 153 Luật doanh nghiệp chỉ thực hiện được đối với trường hợp sáp nhập theo phương thức hoán đổi cổ phần ngang tỷ lệ. Trong các trường hợp tỷ lệ hoán đổi cổ phần không phải là 1:1 thì sẽ gặp khó khăn trong thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong ví dụ nêu trên, nếu một trong hai công ty đó làm ăn có lãi, khi đó giá thị trường một cổ phần của công ty A là 40.000 đồng còn của công ty B là 20.000 đồng và vấn đề vốn điều lệ sau khi sáp nhập không còn dễ dàng xác định. Bởi lẽ khi thực hiện việc sáp nhập theo phương thức hoán đổi cổ phần, công ty A sẽ phát hành thêm 10 triệu cổ phần để đổi 20 triệu cổ phần của công ty B và tổng số cổ phần sau khi sáp nhập sẽ là 30 triệu cổ phần. Theo quy định mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng thì vốn điều lệ sẽ là 30 tỉ đồng. Lúc này doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho cơ quan cấp giấy chứng nhận với số vốn điều lệ tương ứng là 30 tỉ đồng, nhưng hồ sơ như thế sẽ không được chấp nhận vói lý do: khi sáp nhập, vốn điều lệ của hai công ty phải cộng gộp với nhau vì theo Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty là vốn mà các cổ đông thực nộp vào công ty. Số vốn thực nộp và thực có của hai công ty nêu trên là 40 tỉ đồng; do đó, vốn điều lệ sau khi sáp nhập phải là 40 tỉ đồng, không thể giảm xuống 30 tỉ đồng. Trên thực tế, khi bị cơ quan cấp phép bác bỏ hồ sơ, doanh nghiệp thường thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Theo đó các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ghi nhận phương thức thanh toán giá chuyển nhượng là cổ phần để công ty B trở thành công ty con của công ty A, và chuyển đổi loại hình thành công ty TNHH một thành viên. Nếu công ty A muốn công ty B chấm dứt sự tồn tại thì phải làm thêm thủ tục giải thể, kèm theo đó phải quyết toán thuế và hoàn tất các nghĩa vụ thuế vốn rất nhiêu khê và kéo dài, có khi hơn cả năm. Như vậy, luật và thực tiễn không phù hợp với nhau gây nên những khó khăn nhất định trong hoạt động sáp nhập doanh nghiệp và các phương thức sáp nhập doanh nghiệp. Đã đến lúc cần phải có một khung pháp lý về vấn đề này một cách cụ thể và rõ ràng, để các doanh nghiệp và cơ quan cấp phép có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. Trên thế giới, nhiều nước người ta quy định chi tiết cách thức thực hiện M&A và các quy định về phòng chống thâu tóm. Đặc biệt, người ta quan tâm chú trọng tới việc sau khi sáp nhập, số vốn không nhất thiết phải là vốn cộng gộp lại mà là phần vốn được xác định trên giá trị thực có của doanh nghiệp. Trong luật của họ, các phương thức sáp nhập doanh nghiệp thông qua việc tách, gộp, chia tách, hoán đổi cổ phần, mua cổ phần, phát hành thêm và kể cả phương thức sáp nhập trả bằng tiền cho các cổ đông của công ty bị sáp nhập cũng được quy định rõ ràng, chặt chẽ và dự liệu được nhiều trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai. C-[FONT="] KẾT THÚC Sau khi nghiên cứu một số quy định của pháp luật cũng như tìm hiểu về thực tiễn việc sáp nhập doanh nghiệp, chúng ta đã có cái nhìn toàn diện và tương đối đầy đủ về vấn đề này ở Việt Nam. Có thể nói, sáp nhập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần hợp tác hữu nghị và hai bên cùng có lợi trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, sáp nhập doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng, thủ tục chuyển đổi còn rườm rà, luật ban hành chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Bởi vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và pháp luật cần cụ thể hơn để điều chỉnh việc sáp nhập doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.[FONT="] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, Hà Nội, 2006.
2.[FONT="] Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật kinh tế (tập 1: Luật doanh nghiệp), Nxb.ĐHQG, Hà Nội, 2006.
3.[FONT="] Luật Doanh nghiệp năm 2005.
4.[FONT="] Luật Cạnh tranh năm 2004.
5.[FONT="] Nghị định 43/2010/NĐ-Cp về đăng ký kinh doanh.
6.[FONT="] http://www.luatgiapham.co
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1461
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16