Mã tài liệu: 19715
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file: 494 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Có thể khẳng định rằng nền kinh tế của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang khẳng định được bước đi đúng hướng, đồng thời cũng tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện cả về nhân tố cấu thành cũng như hành lang pháp lý. Mặt khác, có thể nói rằng sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng theo xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, điển hình là việc Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nếu một quốc gia chỉ đóng của không giao lưu với nền kinh tế khác và thực hiện cơ chế tự cung tự cấp thì quốc gia đó không thể nào phát triển được. Mà để có một nền kinh tế phát triển thì quốc gia đó phải tăng cường giao lưu hợp tác, thúc đẩy giao lưu, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhìn vào thực trạng hiện nay, chúng ta thấy rằng Việt Nam vẫn là một nước được xếp vào nhóm đang phát triển, vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, công nghiệp cũng chưa phát triển mạnh nhưng bù lại chúng ta có rất nhiều tiềm năng. Do đó, để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước, thì phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp đó là phát triển kinh tế ngoại thương, mở rộng sự hợp tác với các nền kinh tế trên thế giới là một yêu cầu cấp bách.
Điều này đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VI năm 1986 đã chỉ rõ: “Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại, khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu”. Còn tại Đại hội lần thứ VII năm 1991 cũng như Đại hội lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta cũng chỉ ra quan điểm: “Phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự phát triển của kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và cho đến Đại hội lần thứ IX năm 2000, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ… Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng nhập khẩu”. Như vậy càng khẳng định rằng xuất nhập khẩu có vai trò cần thiết và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 1112
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 18