Mã tài liệu: 29832
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file: 102 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Thị trường là một phạm trù không thể thiếu của nền kinh tế hàng hoá. Ban đầu, thị trường được xem là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá. Nó được gắn với không gian, thời gian và địa điểm cụ thể. Quan điểm cổ điển này xem thị trường như là “ cái chợ “.
Do sự phát triển của sản xuất mà quá trình lưu thong hàng hoá, các mối quan hệ mua bán được tiến hành đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp, dẫn đến quan niệm về thị trường được mở rộng hơn. Thị trường không còn bị giới hạn về không gian, địa điểm mà nó là “ một quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả, số lường hàng hoá trao đổi “. Hay theo quan niệm của hội Quản trị Mỹ : “ Thị trường là tổng hợp các lưu lượng và các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua “.
Tuy nhiên, các quan điểm về thị trường dù cổ điểm hay hiện đại ở trên đều mới chỉ dừng lại ở việc mô tả một thị trường chung dưới góc độ của các nhà phân tích kinh tế. Còn từ phía doanh nghiệp, để có thể đưa ra các công cụ điều khiển kinh doanh có hiệu quả, cần phải mô tả thị trường một cách cụ thể hơn, nghĩa là mỗi doanh nghiệp phải biết được chính xác cụ thể đối tượng cần tác động và các yếu tố chi tiết có liên quan. Yêu cầu hiểu biết về thị trường của doanh nghiệp là xác đáng.
Thị trường của doanh nghiệp thông thường được phân thành thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để nhận biết rõ hơn, người ta thường mô tả thị trường đầu ra của doanh nghiệp bằng cách sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp một số tiêu thức cơ bản như sản phẩm, địa lý và khách hàng.
Theo tiêu thức sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp thường được xác định theo ngành hàng ( dòng sản phẩm ) hay nhóm hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Khi xem xét theo tiêu thức địa lý, thị trường chính là phạm vi không gian mà doanh nghiệp có thể thoả mãn được. ở cấp độ rộng hẹp khác nhau mà thị trường của doanh nghiệp được chia thành thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Tiếp đó có thể phân chia thành những khu vực nhỏ hơn như : thị trường xuất khẩu có thể được phân chia thành thị trường châu lục, thị trường khu vực. Việc mô tả thị trường theo 2 tiêu thức trên vẫn ở mức khái quát cao và thường thích hợp với doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh cũng như cách thức ứng xử của doanh nghiệp không phù hợp với thị trường do thông tin dễ bị sai lạc, thiếu chính xác. Vì vậy sử dụng tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ sẽ phần nào chính xác hơn vì nó cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể nhóm khách hàng ( bao gồm hiện tại và tiềm năng ) mà doanh nghiệp hướng tới để thoả mãn. Lúc này doanh nghiệp có thể quan tâm đến những nhu cầu cụ thể của các nhóm khách hàng riêng biệt, từ đó hình thành nên thị trường thích hợp - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng chinh phục.
Khi đó “ Thị trường có thể được hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng với các nhu cầu tương tự ( giống nhau ) và những người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với những cách thức khác nhau để thoả mãn những nhu cầu đó “.
Trên thực tế, để xác định thị trường , doanh nghiệp nên kết hợp cả 3 yếu tố trên. Trong đó tiêu thức khách hàng được dùng làm tiêu thức chủ đạo, tiêu thức sản phẩm để chỉ rõ cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đưa ra phục vụ khách hàng và tiêu thức địa lý để giới hạn phạm vi không gian mà doanh nghiệp có thể thoả mãn.
Vì vậy thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chính là thị trường bên ngoài biên giới quốc gia, mà ở đó doanh nghiệp cùng những người bán khác cạnh tranh với nhau bằng những sản phẩm khác nhau, phương thức khác nhau trong quá trình hướng đến việc thoả mãn những nhu cầu tương tự nhau của nhóm khách hàng nước ngoài tiềm năng.
Tóm lại, dù xét dưới góc độ nào ta đều thấy rằng thị trường bao giờ cũng phải có các yếu tố :
- Thứ nhất : phải có khách hàng ( người mua hàng ) và không nhất thiết phải gắn với địa điểm nhất định.
- Thứ hai : Khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn.
- Thứ ba : Khách hàng phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1334
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 18