Mã tài liệu: 63751
Số trang: 106
Định dạng: docx
Dung lượng file: 403 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong những năm vừa qua, xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, với kết quả nổi bật là sự ra đời của nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế như EU, APEC, ASEAN... và WTO. Những tổ chức này cùng có mục tiêu là tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động thương mại của mỗi nước thành viên, cũng như củng cố sức mạnh thương mại của toàn khối như một chỉnh thể thống nhất. Đặc biệt, sự ra đời của WTO đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại thế giới. Được thành lập vào 1/1/1995, có lẽ WTO là một trong những tổ chức non trẻ nhất. Nhưng trên thực tế, GATT - tiền thân của tổ chức này - đã có bề dày lịch sử với gần 50 năm hoạt động. GATT/WTO đã đóng góp những thành công không nhỏ cho nền kinh tế thế giới trong việc tạo ra một hệ thống thương mại ổn định và thịnh vượng.
Ngày 4/1/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào ngay ngày đầu mở cửa hoạt động. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình tích cực các cuộc đàm phán với tổ chức quan trọng này. Việc Việt Nam gia nhập WTO có vai trò then chốt trong đường lối đối ngoại cũng như trong công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để có thể gia nhập WTO, Việt Nam phải thoả mãn hàng loạt yêu cầu, gánh vác nghĩa vụ bắt buộc của một thành viên của tổ chức này. Chính vì vậy, đánh giá những khả năng thích ứng của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO là hết sức cần thiết. Gia nhập vào WTO đem lại cho Việt Nam những thuận lợi và khó khăn gì ? Chính sách thương mại, trước hết là chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam còn có những điểm gì khác biệt, chưa phù hợp với quy định của WTO ? Việt Nam cần phải làm gì để khắc phục được những khác biệt ấy ? Nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học những vấn đề trên sẽ góp phần đưa nền kinh tế nước ta tham gia hội nhập một cách hiệu quả.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: các quy định về thương mại hàng hoá của WTO và chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam, bao gồm chính sách thuế quan và phi thuế quan.
* Phạm vi nghiên cứu: Trong khoá luận này, GATT chỉ được nghiên cứu ở mức độ cần thiết làm rõ bối cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời WTO. Đối với WTO, khoá luận này chỉ giới hạn phân tích các quy định liên quan đến thương mại hàng hoá, bao gồm các nguyên tắc chung, các quy định đối với thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, không đề cập đến quy định khác trong thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ. Khoá luận cũng không nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung mà chỉ nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam với các quy định liên quan của WTO.
Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với vận dụng lý luận làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, khoá luận còn vận dụng các quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát hệ thống và khẳng định kết quả nghiên cứu.
Mục đích của khoá luận
Khoá luận nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về thương mại hàng hoá của WTO, so sánh để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam so với các quy định liên quan của WTO, trên cơ sở đó đánh giá về khả năng thích ứng của Việt Nam và đề ra các giải pháp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 3 chương:
* Chương I: Những quy định chung về thương mại hàng hoá của WTO.
* Chương II: So sánh chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam với các quy định về thương mại hàng hoá của WTO.
* Chương III: Những biện pháp điều chỉnh để Việt Nam thích ứng với các quy định về thương mại hàng hoá của WTO trong tiến trình hội nhập.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16