Mã tài liệu: 56332
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file: 182 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Ngày nay, SHTT đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bảo hộ quyền SHTT là một việc làm không thể thiếu được trong các hoạt động pháp lý kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt nam, trong lĩnh vực SHTT, kể từ năm 1989 đến nay cơ chế điều chỉnh pháp luật về quyền SHTT đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là trong Bộ luật Dân sự (1995) lần đầu tiên đã có những quy định khá cụ thể, chi tiết về quyền SHTT nhằm bảo hộ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt nam.
Kể từ khi Bộ luật Dân sự chính thức có hiệu lực (từ ngày 01/07/1996), việc đăng ký bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT ở Việt nam ngày càng tăng. Số lượng các tổ chức, cá nhân Việt nam đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT xấp xỉ bằng số lượng đơn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tuy nhiên, các hoạt động đăng ký và bảo hộ pháp lý quyền SHTT ở Việt nam còn có nhiều hạn chế thể hiện ở các mặt sau đây:
Luật về bảo hộ quyền SHTT hiện nay còn chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (Hiệp định Trips), một số quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thiếu. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc xin đăng ký bảo hộ quyền SHTT.
Điều đó thể hiện qua việc số lượng đơn xin đăng ký bảo hộ quyền SHTT trong thời gian qua còn thấp so với nhịp độ phát triển của nền kinh tế Việt nam và còn thấp so với các nước khác trong khu vực (Số lượng đơn chỉ xấp xỉ bằng 10% số lượng đơn đăng ký hàng năm của một nước ASEAN).
Tổ chức bộ máy thực thi pháp luật về quyền SHTT của nước ta còn cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất là sự phối hợp không đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan. Hiệu quả của việc bảo hộ quyền SHTT cho các đối tượng đã được Nhà nước công nhận còn rất thấp. Nhiều trường hợp vi phạm không được giải quyết dứt điểm dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật kéo dài.
Chưa thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đến các tổ chức và cá nhân trong nước. Việc tiếp cận với các thông tin về quyền SHTT trên thế giới của các đơn vị trong nước còn nhiều hạn chế.
Kết cấu đề tài bao gồm:
Chương I. Nội dung cơ bản của chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại theo các hiệp định của WTO
Chương II. Thực trạng pháp luật Việt nam về SHTT liên quan đến thương mại, so sánh với các quy định tương ứng của WTO
Chương III. Hoàn thiện pháp luật Việt nam về SHTT tiến tới gia nhập WTO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 142
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16