Mã tài liệu: 63835
Số trang: 27
Định dạng: docx
Dung lượng file: 74 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào đầu năm 1995, khi đó hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta còn vận hành chủ yếu trên cơ sở các văn bản “dưới luật”, đó là pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (số 131- LCT/HĐNN ngày 11- 02 1989) và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1994. Theo các văn bản này, các đối tượng sau đây được bảo hộ: sáng chế (thời hạn bảo hộ 15 năm), giải pháp hữu ích (6 năm), kiểu dáng công nghiệp (5 năm có thể gia hạn hai kỳ liên tiếp, mỗi kỳ 5 năm), nhãn hiệu hàng hoá (10 năm có thể gia hạn nhiều kỳ 10 năm liên tiếp), tên gọi xuất xứ hàng hoá và tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Biện pháp xử lý các xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là biện pháp hành chính.
Đối với Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIPs của WTO, có thể thấy rằng tại thời điểm khi nộp đơn xin gia nhập WTO, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn rất nhiều điểm chưa phù hợp. Nói một cách tổng quát, đó chưa phải là một hệ thống đầy đủ và có hiệu quả, để phù hợp với Hiệp định TRIPs, Việt Nam cần phải làm nhiều việc đối với hệ thống sở hữu trí tuệ của mình.
Với mong muốn nhanh chóng hội nhập với thế giới và mở đường cho Hiệp định đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng chương trình về sở hữu trí tuệ nhằm mục tiêu làm cho hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với Hiệp định vào ngày 01- 01-2000, là ngày mà Hiệp định TRIPs ấn định cho các nước đang phát triển hoặc các nước đang chuyển đổi nền kinh tế phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ của Hiệp định. Trong chương trình này, vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, chương trình cũng dành sự chú ý thích đáng cho việc tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi (Toà án, Hải quan, Kiểm soát thị trường…) và cả cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, cũng như việc nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề sở hữu trí tuệ.
Bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong Chương trình là việc ban hành Bộ luật dân sự năm 1995, trong đó có phần IV nói về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bao gồm 61 điều luật về sở hữu trí tuệ.
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đưa vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vào trong Bộ luật dân sự là ở chỗ đầu tiên trong lịch sử của nước ta, quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước thừa nhận như một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản, và thừa nhận nó được thực hiện bởi cơ quan quyền lực cao nhất, đó là Quốc hội chứ không phải là cơ quan quyền lực cấp dưới như trước đây.
Kết cấu đề tài:
Chương II: thực trạng hoạt động về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 19