Mã tài liệu: 56757
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file: 293 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, ổn định đồng tiền, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công ăn việc làm, chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện CSTT từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, CSTT quốc gia đã thực sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của Nhà nước, nhất là trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985-1989 xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan điểm điều hành CSTT ở Việt Nam hiện nay là theo quan điểm đa mục tiêu, tuỳ vào diễn biến kinh tế- xã hội mà lựa chọn mục tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành CSTT của NHNN Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến kinh tế- tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của CSTT. Với quan điểm điều hành CSTT một cách thận trọng và linh hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi, CSTT vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì việc điều hành CSTT của Việt Nam hiện nay chưa hẳn là hoàn thiện. Vẫn còn nhiều bất cập khi điều hành CSTT mà NHNN và các Bộ hữu quan cần phải tập trung giải quyết.
Trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, ổn định đồng tiền, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công ăn việc làm, chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng. Thông thường, việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) được Quốc hội hoặc Chính phủ các quốc gia giao cho Ngân hàng Trung ương đảm nhiệm. Với việc quản lý một đối tượng đơn chiếc, riêng lẻ và duy nhất trong một nước là tiền tệ, với tính chất nhạy cảm và có tính công cộng cao như tiền tệ, thì việc điều hành và thực thi CSTT quốc gia của Ngân hàng Trung ương không phải là dễ dàng. Bất kỳ một động thái nào của Ngân hàng Trung ương trong việc đưa ra các quyết sách của mình về tiền tệ, ngân hàng đều gây ra các phản ứng tức thời tới các hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế.Vì vậy bài viết này làm rõ sự tác động của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam cũng như các biện pháp để khắc phục các tồn tại của công cụ nay để chính sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện hơn và giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tếViệt Nam.
Đề án môn học gồm 3 phần sau:
Chương I: Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường (trong phát triển kinh tế).
Chương II:Chính phủ Việt Nam với việc sử dụng chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô.
Chương III.Giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16