Mã tài liệu: 90967
Số trang: 45
Định dạng: docx
Dung lượng file: 311 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Theo quy luật thị trường, cạnh tranh tất yếu thúc đẩy tích tụ, tập trung vốn và quy mô sản xuất, doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh thì phát đạt, ngược lại bị thua thì dẫn đến phá sản. Quá trình đó thúc đẩy sự liên kết ngang, thôn tính hay hợp nhất… Một trong số những sản phẩm của quá trình đó là tạo ra các tập đoàn kinh tế. Thực tế cho thấy, ảnh hưởng của Tập đoàn kinh tế với phát triển kinh tế - chính trị - xã hội - An ninh quốc phòng của từng nước là rất lớn và nhiều chiều, tích cực và tiêu cực, cả trong trường hợp thành công và đổ vỡ.
Nước ta đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới lớn nhất toàn cầu (WTO). Đứng trước vận hội và thách thức lớn của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, áp lực của cạnh tranh kinh tế là rất lớn đòi hỏi sự phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tốc độ tăng trưởng mà còn phải chủ động lựa chọn những chiến lược phát triển kinh tế năng động, phù hợp với đặc thù của nước ta.
Dựa trên quan điểm kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chúng ta đã có chủ trương chuyển một số tổng công ty nhà nước thành một số tập đoàn kinh tế hiện đại với mục tiêu biến các tập đoàn này trở thành "xương sống của nền kinh tế quốc dân, là công cụ thực sự mạnh trong tay Nhà nước để phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, nắm những vị trí then chốt, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”.
Trước hết, cần khẳng định rằng việc Chính phủ ra các quyết định thành lập các Tập đoàn kinh tế trong thời gian qua là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, qua một thời gian hình thành và hoạt đông, chúng ta cần có những đánh giá lại về kết quả đã đạt được lẫn những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của các Tập đoàn kinh tế này nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra được một hướng đi phù hợp với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu luận văn:
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ.
Chương II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VN.
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1193
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 2718
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 813
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16