Mã tài liệu: 94213
Số trang: 102
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,381 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Ngay từ khi xuất hiện loài người, con người đã phải bỏ ra thời gian, sức lực, trí tuệ để kiếm sống. Tuy nhiên, do dân số ngày càng phát triển và tài nguyên không phải là vô tận nên các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm. Bởi vậy, để có thể đạt được các kết quả mong muốn thì con người không những phải mất thời gian, trí lực, sức lực mà còn phải cần sử dụng các nguồn lực khác như vốn bằng tiền, máy móc, nguyên vật liệu…Sự bỏ ra hay còn gọi là hi sinh các nguồn lực này được gọi là đầu tư.
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các cấp cơ sở khác nhau. Đầu tư phát triển là một hình thức đầu tư có ảnh hưởng tiếp tới tăng tiềm lực kinh tế nói chung và tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng, nó là điều kiện chủ đạo để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Đối với các nước đang phát triển như nước ta, khi mà cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đảm bảo, nhu cầu cần vốn sản xuất của các ngành rất lớn thì đầu tư là điều kiện bắt buộc phải có trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt đầu tư càng cần thiết hơn trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay đầu tư bao gồm rất nhiều bộ phận: đầu tư trong nội địa, đầu tư từ nước ngoài. Trong đầu tư nội địa bao gồm: đầu tư từ NSNN, đầu tư từ vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân…Còn đầu tư từ nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và một bộ phận từ nguồn vốn ODA.
Tuy là một bộ phận của đầu tư, nhưng đầu tư phát triển từ NSNN lại có vai trò rất quan trọng không những tới tăng trưởng kinh tế mà còn là một yếu tố đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt các bộ phận khác của đầu tư hoạt động hiệu quả hơn, có tác dụng trực tiếp và gián tiếp tới chiến lược đầu tư phát triển, đến quy hoạch đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ…
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận của đầu tư.
Phần 2: Thực trạng tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư phát triển từ NSNN tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phần 3: Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư và vốn đầu tư từ NSNN tác động tới tăng trưởng kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 2719
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16