Mã tài liệu: 145194
Số trang: 32
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị trở về với tên gọi của chính mình khi tách ra khỏi tỉnh Bình Trị Thiên trước đây. Với ý chí tự lực, tự cường được sự hỗ trợ to lớn của Trung ương, của bạn bè trong và ngoài nước, Quảng Trị từng bước khắc phục, xây dựng lại quê hương, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh đó có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 20 năm qua được duy trì ở mức cao, giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn giai đoạn trước: từ 5% (1989 - 1996) lên 8,6% (1996 - 2005), từ năm 2006 đến năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc, GDP tăng trưởng bình quân trên 2 con số (11,5% - 11,2% - 10,3%), cao hơn trung bình của cả nước. Trong đó, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng cao nhất (19,5%/năm), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,5%/năm và khu vực dịch vụ tăng 6,5%/năm.
Quảng Trị là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, với hành lang kinh tế Đông - Tây thuận lợi trong giao lưu kinh tế với trong nước và quốc tế, nhất là với Thái Lan, Lào, thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp hướng về xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư
Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản khá đa dạng, có thể khai thác để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; ngoài ra, tiềm năng thuỷ điện và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác như: nước khoáng nóng, titan, cát thuỷ tinh... cũng là một nguồn lực đáng kể cần tập trung khai thác phát triển. Tiềm năng phát triển du lịch phong phú trên cơ sở kết hợp các loại hình du lịch quá cảnh, mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá - lịch sử, hoài niệm chiến trường xưa, du lịch tâm linh... Nguồn lao động với lợi thế về chi phí lao động rẻ là điều kiện để mở rộng các ngành để thu hút nhiều lao động như may mặc, xuất khẩu, giày da. Ngoài ra bờ biển dài với nguồn tài nguyên khá phong phú, thuận lợi cũng là một thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội.Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Việc nghiên cứu để bổ khuyết những kinh nghiệm cũng như có thể nâng cao được hiệu quả đầu tư trong thời gian tới là rất cần thiết. Mặt khác, để tích luỹ thêm lý luận cũng như khả năng nắm bắt thực tiễn về tình hình đầu tư của tỉnh Quảng Trị vì thế em quyết định chọn đề tài "kế hoạch sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị 2011-2015".
Kết cấu đề tài:
Chương I:Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại quảng trị
ChươngII. Đánh giá chung
Chương III: Giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1067
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16