Mã tài liệu: 127209
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Vùng đầm phá còn có vai trò to lớn đối với nghề nuôi trồng thủy sản, là vị trí chiến lược giao thông, du lịch quan trọng, là nơi sinh sống của trên 30% dân số Thừa Thiên - Huế. Nhưng theo điều tra của nhiều nhà nghiên cứu thì đa số dân cư vùng đầm phá này đều thuộc diện nghèo đói. Đời sống của dân cư nói chung còn gặp nhiều khó khăn thu nhập thấp và bấp bênh, các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế... còn rất lạc hậu thậm chí còn xuống cấp. Cũng chính những điều đó lại tác động tiêu cực đến việc bảo vệ, khai thác, quản lý các nguồn lực kinh tế vốn còn rất nhiều tiềm năng ở vùng đầm phá. Gần mười lăm năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có nhiều khởi sắc, tạo sự sống động đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy luật sản xuất hàng hóa, tạo tiền đề cho các quan hệ kinh tế xã hội phát triển. Phát triển sản xuất hàng hóa đối với tỉnh vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay để nâng cao đời sống cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế sản xuất ở đây còn mang tính tự cung tự cấp, manh mún, phát triển kinh tế hàng hóa vẫn còn là vấn đề mới. Do đó nghiên cứu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá đang là yêu cầu khách quan cần thiết cho vùng kinh tế được coi là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Tỉnh Đảng bộ.
Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về thực trạng và hệ thống các giải pháp nhằm phát triển kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của những kết quả đã nghiên cứu và bằng những nghiên cứu mới của mình tác giả chọn đề tài "Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế" làm đề tài nghiên cứu, nhằm đóng góp những ý kiến nhỏ bé vào phát triển kinh tế xã hội của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng và sự cần thiết phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế và những vấn đề đặt ra
Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 904
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 17