Mã tài liệu: 131984
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Giải quyết thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao dần đời sống của nhân dân luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi thành viên trong xã hội ta.
Nước ta có dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động năm 2000 là gần 40 triệu mà đa số ở nông thôn, trong khi bình quân ruộng đất đầu người thấp, ngành nghề chưa phát triển, tỷ lệ tăng dân số cao... Do vậy, số người lao động chưa đủ hoặc chưa có việc làm ngày càng nhiều.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, việc sử dụng máy móc và ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất tuy có tạo thêm nhiều chỗ làm việc nhưng cầu về lao động vẫn nhỏ hơn cung, đồng thời xuất hiện tình trạng thừa lao động giản đơn, lao động lành nghề sử dụng chưa phù hợp.
Để tạo việc làm, nước ta đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc tế về lao động (cách gọi trước đây) hay xuất khẩu lao động (cách gọi hiện nay) đang còn nhiều nhược điểm, thiếu sót như: việc quản lý xuất khẩu lao động chưa tốt; quyền lợi của người lao động của ta ở nước ngoài chưa được quan tâm đầy đủ (cả về vật chất và tinh thần), chất lượng lao động kém, trình độ ngoại ngữ thấp, ý thức kỷ luật lao động của người Việt Nam ở nước ngoài chưa cao...
Chính vì vậy, chỉnh đốn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là ở những thị trường có điều kiện lao động tốt, thu nhập cao, là một trong những vấn đề có tình thời sự nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Vì thế, "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay" được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước
Chương 2: Tình hình XKLĐ của nước ta những thập kỷ qua
Chương 3: Những phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh XKLĐ của nước ta trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16