Mã tài liệu: 236178
Số trang: 49
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,008 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng Chương trình quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2010.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập, triển khai các hoạt động nghiên cứu, dự thảo đề cương, hội thảo kỹ thuật; dự thảo văn kiện chương trình; hội thảo quốc gia xin ý kiến các Bộ ngành và một số địa phương. Kết quả nghiên cứu và hội thảo chuyên gia đã đi đến thống nhất cao về sự cần thiết phải hình thành chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 với những lý do cơ bản sau đây:
(i) Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giúp cho nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng ở mức cao, bình quân trên 7% năm; GDP bình quân đầu người đã tăng lên khoảng 1.300 đôla vào năm 2010; tỷ lệ dân số tiếp cận với giáo dục, y tế, nước sạch và các phúc lợi xã hội khác cũng không ngừng được nâng cao và chất lượng ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống của trẻ em cũng được cải thiện và nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế càng phát triển thì việc phân hóa giàu nghèo cũng có xu hướng gia tăng, điều này đã tạo nên sự bất bình đẳng về cơ hội được sống, được bảo vệ và phát triển giữa nhóm trẻ em HCĐB, trẻ em nghèo với các nhóm trẻ em khác.
(ii) Việc thực hiện Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, các mục tiêu về y tế và giáo dục cơ bản đều đạt so với kế hoạch đề ra. Tuy vậy, các mục tiêu về bảo vệ trẻ em, vui chơi giải trí có nguy cơ không đạt vào năm 2010.
(iii) Tình trạng sao nhãng, ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực, buôn bán, mại dâm, sử dụng văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện tồi tệ, tình trạng tảo hôn ở lứa tuổi trẻ em và người chưa thành niên vẫn chưa được phòng ngừa và ngăn chặn một cách có hiệu quả; thậm chí có vụ việc nghiêm trọng và tồn tại trong thời gian dài, gây dư luận bức xúc trong xã hội. Tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ở nhiều nơi với diễn biến và tính chất ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó môi trường sống vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro chưa được loại bỏ, do vậy hàng năm vẫn có một số lượng lớn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
(iv) Tính đến năm 2009, cả nước vẫn còn 1,53 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm 6% so với tổng số trẻ em và chiếm 1,79% so với dân số. Nếu tính cả nhóm trẻ em nghèo (2,75 triệu), trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị buôn bán và trẻ em bị tai nạn thương tích thì tổng cộng có khoảng 4,28 triệu chiếm 5% dân số và khoảng 18,2% so với tổng số trẻ em. Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em.
(v) Nước ta là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (1990); phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (17/6/1999); Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu đi làm việc (1973); Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (25/5/2000); cam kết thực hiện Tuyên bố về một thế giới phù hợp với trẻ em (2002). Việc phê chuẩn các văn kiện nêu trên đã đặt ra trách nhiệm pháp lý của nước ta trước cộng đồng quốc tế về thực hiện các quyền cơ bản, đặc biệt là quyền được bảo vệ khỏi bị tổn thương của trẻ em.
(vi) Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến trẻ em đều thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước ta về trách nhiệm của gia đình, xã hội và nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đặc biệt là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã quy định: “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt” .
(vii) Cơ sở thực tiễn và pháp lý nêu trên đặt ra yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác BVTE cho giai đoạn 2011-2015. Tuy vậy, hệ thống bảo vệ trẻ em ở nước ta lại chưa được hình thành đồng bộ, các quy định pháp lý về BVTE chưa cụ thể, chưa hài hòa với thông lệ quốc tế; dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa phát triển; cấu trúc tổ chức bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đặc biệt là thiếu đội ngũ cán bộ xã hội, CTV và trung tâm CTXH trẻ em.
(viii) Trong bối cảnh nêu trên cần thiết phải có một Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 để đẩy mạnh hơn nữa việc phòng ngừa giải quyết tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em; tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, tình trạng tảo hôn, sử dụng văn hóa phẩn khiêu dâm trẻ em, mua bán bắt cóc trẻ em, hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và giảm tỷ lệ trẻ em HCĐB so với tổng số trẻ em. Trợ giúp trẻ em HCĐB tái hòa nhập cộng động, tạo cơ hội phát triển cho các em và bảo đảm ngày càng nhiều trẻ em HCĐB được chăm sóc vào năm 2015.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên đòi hỏi chương trình phải triển khai đồng bộ các hoạt động từ việc truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em, nâng cao năng lực cán bộ, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ BVTE, xây dựng các mô hình trợ giúp TECHCĐB, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tăng cường theo dõi, giám sát đánh giá. Điều kiện tiền đề để thực hiện chương trình là Trung ương và địa phương phải bố trí kinh phí, kiện toàn đội ngũ cán bộ, CTV thôn bản và thiết lập cơ chế thực hiện chương trình phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1487
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 17