Mã tài liệu: 242151
Số trang: 37
Định dạng: doc
Dung lượng file: 328 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
Những nội dung chính trong thiết kế môn học
Lời nói đầu 2
Phần I: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu
1: Mục đích và ý nghĩa của phương án xuất khẩu
2: Giới thiệu chung về công ty 6
3: Cơ sở pháp lí lập phương án 7
3.1: Cơ sở pháp lí 7
3.2: Cơ sở thực tiễn 8
3.3: Kết quả phân tích tài chính 20
Phần II: Tổ chức thực hiện 23
1: Các biện pháp thực hiện phương án 23
1.1: Lựa chọn hình thức giao dịch 23
1.2: Xác định số lượng hàng xuất khẩu 23
1.3: Thực hiện các giao dịch để lựa chọn đối tác 23
1.4: Dự tính chi phí, doanh thu, hiệu quả kinh tế với từng đối tác 32
1.5: Hợp đồng mua bán quốc tế 37
2: Các bước thực hiện hợp đồng 42
Kết luận và kiến nghị 45
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển liên tục không ngừng, gây nên sự biến đổi sâu sắc về kinh tế của mỗi quốc gia, trong tất cả mọi lĩnh vực. Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.
Cùng với phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực vươn lên trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sau nhiều năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế nước nhà đã có những bước chuyển biến chóng mặt, bộ mặt đời sống của người dân ngày một nâng cao. Để hòa chung vào dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về các mặt hàng trên thương trường quốc tế. Một mốc son quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây sẽ là cơ hội lớn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền kinh tế nói riêng và đất nước nói chung.
Góp phần quan trọng trong công tác phát triển nền kinh tế, lĩnh vực ngoại thương có vai trò chủ đạo và chiến lược lâu dài. Bởi vì: một quốc gia cũng như cá nhân, không thể sống riêng rẽ độc lập với nhau về các hoạt động mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu của mình một cách đầy đủ được. Hoạt động ngoại thương mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng tiêu dùng nhiều hơn mức có thể sản xuất và vượt giới hạn của khả năng sản xuất trong nước đó. Xuất phát từ nguyên nhân trên, ngoại thương luôn được đẩy mạnh trong nền kinh tế nước ta. Hay nói cách khác hoạt động ngoại thương hay hoạt động kinh doanh XNK không những giúp phát triển nền kinh tế, tăng nguồn thu về mọi mặt mà còn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong hoạt động ngoại thương, nó tác động trực tiếp đến đời sống con người. Nhập khẩu bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Còn sản xuất là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng sản xuất để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là 1 mục tiêu quan trọng của chính sách thương mại.
Còn hoạt động xuất khẩu lại là một trong những hoạt động chủ yếu giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển nền kinh tế, tạo vị trí, thế lực vững mạnh trên trường quốc tế. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo XK, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng XK để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta không chỉ góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống của người dân mà còn giới thiệu nhiều hơn về tiềm năng kinh tế, truyền thống văn hóa của dân tộc mình đến những bạn bè quốc tế và đúc rút, học hỏi được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm từ họ. Điều này là vô cùng quan trọng đối với một đất nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, biến khả năng đi tắt đón đầu về khoa học kỹ thuật của ta thành hiện thực.
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là cơ sở cho việc ra quyết định em doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không.
Trong những năm vừa qua, các mặt hàng của VN nhu nông sản, hải sản, thủy sản, may mặc thủ công mỹ nghệ đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những ngành xuất khẩu thu được ngoại tệ nhiều nhất là ngành xuất khẩu thuỷ sản Mực đông lạnh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 783
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem