Mã tài liệu: 209606
Số trang: 98
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 937 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã và đang dần dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chủ động hội nhập, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (1995), thành viên của ASEM (1996) và thành viên của APEC (1998). Quá trình hội nhập đó đòi hỏi việc xây dựng và áp dụng chính sách phải tính đến pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đối với lĩnh vực thương mại, các quy chế, các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế dang dần dần được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam trong đó quy chế về Giấy chứng nhận xuất xứ đang là một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.
Như chúng ta đã biết tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ mới và nhiều thách thức khó khăn. Thách thức không chỉ ở việc Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng còn yếu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tươ còn nhiều bất hợp lý, chươa huy động đơược hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, trình độ quản lý còn nhiều bất cập . mà còn ở chỗ pháp luật thương mại quốc tế với những chế định pháp lý phức tạp còn nhiều mới mẻ đối với Việt Nam. Cùng với những thách thức, Việt Nam cũng có nhiều thời cơ mới. Đó là cơ hội mở rộng thị trơường, cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cơ hội được đảm bảo ổn định trong tiếp cận thị trươờng, cơ hội được hơưởng ươu đãi từ bên ngoài, hay cơ hội tiếp cận công nghệ mới và thu hẹp khoảng cách phát triển Trươớc những thời cơ mới và thách thức mới, Việt Nam đang phải lựa chọn chiến lươợc phát triển phù hợp, mà về cơ bản là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nơước với những tiêu thức phù hợp với thời đại. Theo đó, tiến trình đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ơưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, và tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mục tiêu Việt Nam đề ra để thực hiện thành công chiến lược trên. Tuy nhiên, để tạo thêm các mặt hàng chủ lực hay nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa có xuất xứ Việt Nam trên thị trươờng quốc tế, Việt Nam cần tranh thủ những ưu đãi từ bên ngoài dành cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. Và một trong những chứng từ quan trọng mang lại lợi thế cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Mặc dù ra đời và được sử dụng từ rất lâu, nhơưng phải đến khi Nhà nơước có chính sách mở cửa nền kinh tế, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới thực sự đơược quan tâm một cách thỏa đáng. Có thể coi Giấy chứng nhận xuất xứ là một trong những chứng từ quan trọng, một tấm giấy thông hành để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, tận dụng đơược hết những lợi thế của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phải là một vấn đề đơn giản. Hiện nay, trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi hệ thống kinh tế áp dụng một chế độ xuất xứ khác nhau. Mỗi chế độ xuất xứ này lại có những quy định khác nhau về tiêu chuẩn xuất xứ, về bằng chứng, chứng từ . Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải nghiên cứu và tuân thủ đầy đủ, chính xác các quy định về xuất xứ và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cách nhìn đúng hơn trong việc áp dụng các quy tắc xuất xứ theo một số Hiệp định quốc tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và vấn đề sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, em đã chọn đề tài: “Quy chế pháp lý về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Bằng phơương pháp khảo sát từ thực tế, phơương pháp tổng hợp và phân tích quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định quốc tế có ảnh hưởng tới Việt Nam, đề tài này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam.
Khoá luận gồm lời nói đầu và 3 chương:
Chương 1: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các điều ước quốc tế xác định xuất xứ hàng hóa .
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy tắc xuất xứ và sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 18