Mã tài liệu: 296023
Số trang: 84
Định dạng: rar
Dung lượng file: 356 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 4
1.1. Khái niệm, lịch sử phát triển và vai trò của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Lịch sử phát triển của các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế 12
1.1.2.1 Theo quy định của GATT 1947 12
1.1.2.2 Theo quy định của WTO 14
1.1.3. Vai trò của các biện pháp tự vệ 15
1.2. Các biện pháp tự vệ theo hiệp định đa biên của WTO 17
1.2.1. Biện pháp thuế quan 17
1.2.2. Biện pháp phi thuế quan 19
1.3. Nguyên tắc và thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ 22
1.3.1. Điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ 22
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng 24
1.3.2.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử 24
1.3.2.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ trong phạm vi và mức độ cần thiết 25
1.3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo việc bồi thường tổn thất thương mại 26
1.3.3. Thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng biện pháp tự vệ 27
1.3.3.1 Thủ tục điều tra 27
a. Căn cứ tiến hành điều tra 27
b. Thủ tục điều tra 28
1.3.3.2 Áp dụng các biện pháp tự vệ 30
1.3.3.3 Thời hạn áp dụng 31
1.3.3.4 Đình chỉ, rà soát, gia hạn và tái áp dụng các biện pháp tự vệ 32
1.0th..0.0 Đình chỉ 32
1.0.0 Rà soát 33
1.0.0.0 Gia hạn 33
1.0.0.0.0.0.0 Vấn đề tái áp dụng 34
Chương 2: Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ ở một số nước và khu vực trên thế giới 35
2.1. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Mỹ 35
2.1.1. Lịch sử ra đời của các biện pháp tự vệ ở Mỹ 35
2.1.2. Thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ 37
2.1.3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ 40
2.1.4. Thực tế một số trường hợp cụ thể về việc áp dụng các biện pháp tự vệ ở Mỹ 42
2.2. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở EU 48
2.2.1. Sơ lược về Quy chế 3285/94/EC- Quy chế về các biện pháp tự vệ của EU 48
2.2.2. Thủ tục áp biện pháp tự vệ của EU 49
2.2.2.1 Thủ tục cung cấp thông tin và tham vấn 49
2.2.2.2 Thủ tục điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ 50
2.2.3. Áp dụng và thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ 52
2.2.4. Thực tế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở EU 54
2.3. Thực tiễn sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại ở Trung Quốc và Nhật bản 57
2.3.1. Khái quát về chính sách tự vệ thương mại của Trung Quốc 57
2.3.1.1 Điều kiện để tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ 58
2.3.1.2 Điều tra để xác định sự tồn tại của thiệt hại 60
2.3.1.3 Áp dụng các biện pháp tự vệ 61
2.3.1.4 Thời hạn áp dụng và thủ tục rà soát các biện pháp tự vệ 62
2.3.2. Khái quát về chính sách tự vệ của Nhật Bản 62
2.3.2.1 Theo Quy tắc về các biện pháp khẩn cấp 62
2.3.2.2 Theo Sắc lệnh liên bộ về thuế quan nhập khẩu đặc biệt 65
2.3.3. Thực tế một số trường hợp áp dụng biện pháp tự vệ ở Trung Quốc và Nhật 66
Chương 3: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 70
3.1. Thực trạng về tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua 70
3.1.1. Về chính sách tự vệ thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 70
3.1.1.1 Khái quát về chủ trương và sự cần thiết phải thực hiện chính sách tự vệ thương mại của Nhà nước Việt Nam
3.1.1.2 Thực tế tiến hành tự vệ thương mại của Việt Nam 72
3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng trên 74
3.1.2.1 Nguyên nhân nhận thức 74
3.1.2.2 Nguyên nhân thực tiễn 75
3.1.3. Thực trạng pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam 76
3.1.3.1 Sự cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật về tự vệ thương mại 76
3.1.3.2 Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 77
3.1.3.3 Tác động của việc ban hành Pháp lệnh về tự vệ 79
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam 80
3.2.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện pháp luật về tự vệ trong thương mại 80
3.2.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại của Việt Nam 80
3.2.1.2 Phương hướng triển khai và hoàn thiện công tác tự vệ thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới 82
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác tự vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam 83
3.2.2.1 Đối với Nhà nước 83
3.2.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh thương mại đặc biệt là pháp luật về tự vệ thương mại 83
3.2.2.1.2 Nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về công tác tự vệ thương mại 85
3.2.2.1.3 Xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước chuyên trách trong lĩnh vực tự vệ thương mại 87
3.2.2.1.4 Tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về tự vệ thương mại 88
3.2.2.2 Đối với doanh nghiệp 88
3.2.2.2.1 Tham gia vào các Hiệp hội Doanh nghiệp để tăng cường sức mạnh trong tự vệ thương mại 88
3.2.2.2.2 Chủ động tiếp cận và chuẩn bị đầy đủ kiến thức về tự vệ thương mại để sử dụng khi cần thiết tiến hành tự vệ 89
3.2.2.2.3 Khẩn trương tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bằng chứng để tiến hành yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp trả đũa thương mại 90
3.2.2.3 Một số kiến nghị khác 91
Kết luận 93
Danh mục tài liệu tham khảo 95
LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức thương mại thế giới - WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 sau kết quả của vòng đàm phán Uruguay. Mục đích khi thành lập tổ chức này là tạo một diễn đàn, là nơi để cho các Quốc gia đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào làm trở ngại đến tiến trình này. Là một cơ chế quốc tế bao gồm các Hiệp định đa biên và nhiều bên về thương mại, tổ chức thương mại thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các Quốc gia khác nhau có thể xâm nhập thị trường nước ngoài một cách tự do, bình đẳng và không bị hạn chế nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thu lợi nhuận một cách hợp pháp.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC, tham gia vào CEPT và khu vực mậu dịch tự do AFTA của khu vực Đông Nam Á và đang tích cực tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như tham gia các Hiệp định thương mại đa phương đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Thời gian vừa qua, trong tiến trình đổi mới, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh chính sách pháp luật quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật doanh nghiệp 1999, Luật đầu tư nước ngoài 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 1998, Luật Hải quan năm 2001 lần lượt ra đời đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình cải cách hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế quốc tế nói riêng.
Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, dần dần hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo độc lập tự chủ thì việc xây dựng một văn bản pháp lý có giá trị cao để điều chỉnh các nguyên tắc cơ bản khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt động ngoại thương là cần thiết. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cho nền kinh tế chuyển đổi và đang từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực như Việt Nam là nghiên cứu một cách nghiêm túc các quy định quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để vận dụng vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mình. Thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp cần thiết để hạn chế sự gia tăng đột biến của một loại sản phẩm cụ thể nào đó.
Gần đây chúng ta đã kịp thời ban hành Pháp lệnh về đối xử Tối hụe quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2002 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 9 năm 2002. Sự ra đời của hai Pháp lệnh này, đặc biệt là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam đã phần nào khắc phục được những thiếu sót của Pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế, tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và là bước chuyển linh hoạt cho việc Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Xuất phát từ thực tiễn thương mại về bảo hộ hàng hoá nói chung và tự vệ thương mại nói riêng ở Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trên cơ sở đó có thể đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ tự vệ thương mại cũng như của pháp luật về tự vệ thương mại ở Việt Nam, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam” làm đề tài Khoá luận của mình. Công việc nghiên cứu bắt đầu từ việc tìm hiểu nội dung chế định về tự vệ thương mại theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới, tìm hiểu lý thuyết và thực tiễn áp dụng biện pháp tự vệ ở một số nước và khu vực điển hình trên thế giới qua đó sẽ làm rõ nội dung các quy định của pháp luật quốc tế cũng như các quy định của luật pháp Việt Nam về vấn đề này để từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục, hoàn thiện hơn nữa cũng như góp phần minh bạch hoá chính sách và các quy định pháp luật của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả các công trình khoa học đã công bố, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo…vv. Tuy vậy, đây là một đề tài còn rất mới và chưa được nghiên cứu sâu, nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài khoá luận này không tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự phê bình, nhận xét và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Bài Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm có Lời nói đầu và ba chương:
Chương I : Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế
Chương II: Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ ở một số nước và khu vực trên thế giới
Chương III: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Cuối cùng là phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16