Tìm tài liệu

Qua trinh phat trien cua ngoai thuong Viet Nam giai doan 2006 2010

Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010

Upload bởi: lumberjackvn

Mã tài liệu: 259994

Số trang: 26

Định dạng: doc

Dung lượng file: 531 Kb

Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại

Info

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2010 khép lại cũng là lúc đánh dấu sự kiện nước ta hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010; kế hoạch 5 năm 2006 – 2010_ cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế của Việt Nam như: tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO, tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng, tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết, Nhìn lại chặng đường 5 năm phát triển của đất nước (2006-2010), dù còn vấp phải nhiều thách thức, khó khăn do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh, nhưng, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn phát triển tích cực, khắc phục tốt những điểm hạn chế, yếu kém và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để có được kết quả đó, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ngoại thương - chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được nhằm góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, ngoại thương Việt Nam cũng còn tồn tại những khó khăn, yếu kém, chưa thể sánh kịp với các nước khu vực và thế giới. Trên bình diện quốc tế, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thương mại quốc tế sẽ ngày càng mở rộng. Khi xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá bùng nổ thì Việt Nam lại càng cần mở cửa để hoà nhập với sự phát triển của quốc tế, tránh tụt hậu. Càng mở cửa, hoà nhập thì hơn bao giờ hết, ngoại thương lại càng khẳng định vị trí quan trọng của mình.

Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động ngoại thương của nước ta là vô cùng cần thiết. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, chúng em xin mạnh dạn chọn đề tài “Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”.

NỘI DUNG

I/ Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.

[*]Tình hình kinh tế.

Năm

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng sản phẩm quốc nội GDP (tỷ USD, làm tròn)

60

70

89

91

101

GDP/đầu người (USD)

730

843

1052

1064

1168

Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (thay đổi % sao với năm trước)

8,2

8,5

6,2

5,3

6,7

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI – thực hiện (tỷ USD)

4,1

8,0

11,5

10,0

11,0

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ( 1000 tỷ VND, làm tròn)

596

746

1009

1197

1561

Tăng giảm giá USD ( tăng giảm % so với năm trước)

1,0

-0,3

6,3

10,7

9,6

Tăng giảm giá vàng ( tăng giảm % so với năm trước

27,2

27,3

6,8

64,3

30,0

Nguồn: Niên giám các năm 2000-2010, tổng cục thống kê.

[*]Thành tựu:

Trong giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển tích cực và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2007). Từ bảng thống kế, ta thấy được:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đều tăng qua từng năm và mỗi năm đạt được mức tăng trưởng GDP thực tế so với năm trước là 6% - 8%.Mức tăng trưởng này được các tổ chức quốc tế đánh giá là ở mức cao, là thành tựu hết sức to lớn nếu xét trong điều kiện khó khăn của kinh tế thế giới thời gian qua. Tăng trưởng kinh tế được duy trì, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện đáng kể. Bốn năm sau khi gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đạt tương ứng là 843 USD, 1052 USD, 1064USD và 1168 USD.

Trong các nguồn vốn huy động, vốn FDI đã có mức tăng trưởng cao, phản ánh sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Vốn FDI trong 3 năm 2007-2009, nước ta thu hút được khoảng 112,78 tỷ USD vốn đăng ký, vượt xa mức đạt được của kế hoạch 5 năm 2001-2005.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng chứng tỏ sản xuất ngày càng phát triển, thương mại và dịch vụ hoạt động sôi nổi.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam còn đạt được những thành tựu: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả; thu chi ngân sách nhà nước đều được điều chỉnh kịp thời bằng các văn bản pháp luật; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản (năm 2009, tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 20,44%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng dần đạt 40,18% và khu vực dịch vụ có xu hướng tăng chiếm 39,38%).

[*]Hạn chế:

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng việc gia nhập WTO cũng đã làm bộc lộ rõ hơn nhiều hạn chế và yếu kém mang tính cơ cấu nội tại của nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế Việt Nam :

Chất lượng tăng trưởng tiếp tục là một điểm yếu căn bản của nền kinh tế Việt Nam nhiều năm nay. Chất lượng tăng trưởng thấp không những làm hạn chế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Huy động vốn đầu tư thời gian qua tuy đạt khá nhưng đầu tư hiệu quả thấp, chất lượng đầu tư thấp đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay, là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách.

Tình hình lạm phát gia tăng, nền kinh tế vĩ mô không ổn định ( do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta).

Giá vàng, giá USD bất ổn ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, là nguyên nhân dẫn đến các hành vi buôn bán trái phép vàng và ngoại tệ.

Kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn yếu kém và tồn tại nhiều bất cập.

[*]Tình hình xã hội.

[*]Thành tựu:

Trong giai đoạn 2006 – 2010, nước ta đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên nhờ vào nỗ lực của hệ thống chính trị, các ngành các cấp và của nhân dân, tình hình xã hội đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý:

[*] An sinh xã hội được quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả.

Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ với các giải pháp trợ giúp thiết thực cả về sản xuất và đời sống. Chính sách trợ giúp người có công và bảo trợ xã hội tiếp tục được hoàn thiện, đã mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ cấp.

Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục phát triển. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới đã được quan tâm hơn, nhiều mặt đạt được kết quả tích cực, đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao.

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển. Tích cực triển khai thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy.

[*]Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả thiết thực.

Cải cách hành chính tiếp tục được coi là một khâu đột phá với các nội dung là hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và cải cách thủ tục hành chính. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo nguyên tắc tăng tính công khai, minh bạch và giảm phiền hà nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, việc ứng dụng công nghệ thông tin . đã phát huy hiệu quả thiết thực. Công tác kiểm tra, xử lý và theo dõi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh. Mô hình tổ chức của bộ đa ngành, đa lĩnh vực tiếp tục được hoàn thiện. Việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ.

[*] Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.

Chất lượng, tiềm lực cho quân đội, công an được tăng cường để bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm chỉ đạo. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng và tăng cường đối thoại giữa cơ quan hành chính với người khiếu nại, tố cáo đã góp phần xử lý dứt điểm nhiều vụ việc, trong đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.

Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hóa; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

[*]Hạn chế:

Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao. Chưa tạo được chuyển biến mạnh trong giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động. Chế độ tiền lương chưa hợp lý, nhất là khu vực hành chính công. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn còn không ít khó khăn, yếu kém; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt.

Việc xây dựng đời sống, lối sống văn hóa chưa tạo được nhiều chuyển biến và đẩy lùi tiêu cực. Tệ nạn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức tạp; kết quả kiềm chế lây nhiễm HIV chưa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao. Tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn đang là vấn đề bức xúc.

Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo vẫn còn bất cập. Chất lượng giáo dục đào tạo không đồng đều, chậm được cải thiện; nội dung và chương trình đào tạo nghề nghiệp, phương pháp dạy và học chậm được đổi mới. Phát triển giáo dục đào tạo ở các vùng khó khăn có nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm đạo đức trong nhà trường diễn ra ở nhiều nơi.

Thể chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, vừa làm hạn chế hiệu quả quản lý, vừa dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Việc phân cấp mạnh quản lý nhà nước trong khi chưa có quy hoạch phù hợp, thiếu kiểm tra, giám sát nên dẫn đến thực hiện tùy tiện, đầu tư trùng lặp, phân tán, hiệu quả thấp, lãng phí nguồn lực. Công tác thanh tra, kiểm tra nhiều khi chồng chéo, chất lượng thấp. Kết quả phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm còn hạn chế.

II/ Mục tiêu và chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 2006 – 2010.

[*]Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2006 – 2010.

* Mục tiêu tổng quát của chiến lược 5 năm 2006 – 2010:

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

*Mục tiêu cụ thể đối với ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 là:

Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước.

[*]Chiến lược phát triển ngoại thương.

Ngoại thương giai đoạn này được thực hiện với định hướng: đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, lấy sản xuất làm trung tâm. Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010, xu hướng phát triển nền kinh tế và thị trường thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI, cũng như từ thực tiễn của các nước, Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra những định hướng lớn cho hoạt động ngoại thương thời kỳ năm 2001 – 2010 như sau:

Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, tiến tới gia nhập WTO

Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ: Du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, bưu chính – viễn thông, tài chính – tiền tệ. dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối.

Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế.

(*) Điểm đáng lưu ý nhất trong chiến lược phát triển ngoại thương của nước ta là:

Coi xuất nhập khẩu cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân, mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển ngoại thương là để tăng cường khả năng tự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ là tăng thu nhập thuần túy, mặc dù không coi nhẹ việc tăng thu nhập.

Đối với nước ta, một nước trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn và kĩ thuật, nhưng lại có “lợi thế” về tài nguyên thiên nhiên và lao động, việc thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

Chủ động cơ hội phát triển và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhanh chóng hình thành một số tập đoàn kinh tế - thương mại.

Coi trọng việc xuất khẩu có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao; chú trọng xuất khẩu dịch vụ. Chủ trương này tạo đà cho xuất khẩu tăng tốc và đạt hiệu quả.

III. Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.

[*]Hoạt Động xuất khẩu.

[*]Quy mô xuất khẩu

Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2006, Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt hơn 39 tỉ USD, được xem là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh kinh tế 2006. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%.

Năm 2007, Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu trong tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD - mức cao nhất trong năm. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 và vượt kế hoạch 3,4%. Với kết quả này, quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bằng 68,1% tổng sản phầm quốc nội (GDP) năm 2007.

Năm 2008, tuy phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng do bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường nhưng hoạt động ngoại thương của nước ta vẫn gặt hái được những thành công nhất định: xuất khẩu cả năm đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5 % so với năm 2007 (trong khi chỉ tiêu chỉ có 22%).

Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước.

Năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009.

Trong khi xuất khẩu hàng hoá đã đạt được nhiều sự vượt trội và trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế nước ta thì xuất khẩu dịch vụ mặc dù cũng đã được đẩy mạnh trong mấy năm nay, nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập cần khắc phục.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM (2005-2010)

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm và báo cáo năm 2010 của Tổng cục Thống kê

Xuất khẩu dịch vụ của nước ta (du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ) thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả đáng chú ý.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009, chủ yếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2006 tăng 19,6%, năm 2007 tăng 26,7%, năm 2008 tăng 8,5%, năm 2009 giảm 17,7%; ước năm 2010 tăng 29,4%); bình quân trong thời kỳ 2006- 2010 đạt 11,83%, cao hơn gấp rưỡi tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra (7,73%).

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 53,93%; năm 2009 đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 52,9%; ước năm 2010 đạt 4.450 triệu USD, chiếm 59,65%; bình quân 6 năm qua đạt 3.388,3 triệu USD/năm, chiếm 56,38%. Tốc độ tăng bình quân năm của dịch vụ du lịch trong 5 năm qua đạt 14,11% - cao hơn tốc độ tăng chung của xuất khẩu dịch vụ.

(Đơn vị: triệu USD)

[TABLE="width: 495"]

NĂM

2006

2007

2009

2010

Xuất khẩu

5100

6460

7006

5766

Dịch vụ vận tải

1540

1879

2356

2062

Dịch vụ bưu chính viễn thông

120

110

80

124

Dịch vụ du lịch

2850

3750

3930

3050

Dịch vụ tài chính

270

332

230

175

Dịch vụ bảo hiểm

50

65

60

65

Dịch vụ chính phủ

40

45

50

100

Dịch vụ khác

230

279

300

190

[*]Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

[TABLE="width: 579, align: left"]

STT

Mặt hàng

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

1

Than đá

nghìn tấn

29308,0

32072,0

19357,6

24991,9

2

Hàng điện tử,máy tính và linh kiện

triệu USD

1807,8

2165,2

2640,3

2763,0

3

Giày, dép

triệu USD

3595,9

3595,9

4769,9

4066,8

4

Hàng dệt, may

triệu USD

5854,8

7732,0

9065,6

9065,6

5

Hạt tiêu

nghìn tấn

114,8

83,0

90,3

134,3

6

Cà phê

nghìn tấn

980,9

1232,1

1060,9

1183,5

7

Cao su

nghìn tấn

703,6

715,6

658,7

658,7

8

Gạo

nghìn tấn

4642,0

4580,0

4744,9

4744,9

9

Hàng thủy sản

triệu USD

3358,0

3358,0

4510,1

4251,3

Xét về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 không có nhiều biến đổi. Các mặt hàng xuất khẩu trọng yếu vẫn là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gỗ, than đá .

Năm 2006, Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng trưởng cao và đạt kim ngạch cao. Đặc biệt, có 9 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD là gạo, cao su, dầu thô, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử, máy tính, cà phê. Trong đó, Hàng dệt may đứng ở vị trí thứ 2 (sau dầu thô), với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 5,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm trước và chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. So với năm 2005, năm 2006 “Nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD” có thêm hai mặt hàng mới, là cao su và cà phê. Nhờ sự tăng giá đột biến (khoảng 40% so với năm 2005), cao su đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép vẫn tăng tới 21,5% so với cùng kỳ.

Năm 2007, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD.

Năm 2008, Bộ Công Thương cho rằng cơ cấu hàng xuất khẩu cả nước có xu hướng diễn biến theo chiều hướng tích cực. Nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,5 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 59,7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhóm hàng dệt may, nhóm có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô, đạt kim ngạch 9,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Về xuất khẩu gạo: đạt được sự nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu, do vừa tăng thêm số lượng 200.000 tấn, vừa bán được với giá tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu gạo lên tới 2,9 tỉ USD, bằng 194% so với năm 2007.

Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính làm cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngoài nước suy giảm khiến xuất khẩu cũng suy giảm theo. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản kim cả năm đạt 12,3 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008, kim ngạch nhóm nhiên liệu và khoáng sản đạt 8,46 tỷ USD, giảm 41% so với năm 2008.Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD.

Năm 2010, so với năm 2009, chúng ta có thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm hạt điều, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp điện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18 mặt hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm này tăng 24% so với năm 2009, trong đó các mặt hàng tăng mạnh là: Cao su tăng 92,8%; hạt điều tăng 50,7%; gạo tăng 42,4%.

[*]Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Nhìn chung các đối tác xuất khẩu của nước ta trong 5 năm qua không có nhiều biến đổi. Các thị trường chủ lực vẫn là Châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Trong đó, chủ yếu là: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU PHÂN THEO NƯỚC, KHỐI NƯỚC

VÀ VÙNG LÃNH THỔ (2006-2009)

Đơn vị : triệu USD

[TABLE="width: 394, align: center"]

Năm

2006

2007

2008

2009

[TD="colspan: 5"]1.Phân theo khối nước chủ yếu

ASEAN

6632,6

8110,3

10337,7

8591,9

APEC

29337,9

35048,8

44213,1

EU

7094,0

9096,4

10895,8

9378,3

OPEC

1415,9

1687,3

1687,3

[TD="colspan: 5"]2.Phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu

Mỹ

7845,1

10104,5

10104,5

11355,8

Nhật Bản

5240,1

5240,1

8467,8

6291,8

Trung Quốc

3242,8

3646,1

3646,1

4909,0

Ô-xtrây-li-a

3744,7

3744,7

4351,6

2276,7

Hàn Quốc

842,9

1243,4

1793,5

2064,5

Xin-ga-po

1811,7

2234,4

2713,8

2076,3

Đức

1445,3

1854,9

2073,4

1885,4

Với ASEAN, đây là thị trường cơ cấu hàng hóa có nhiều điểm rất giống với Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 41% so với năm trước. Giai đoạn 2009-2010, các mặt hàng chủ lực vào thị trường này là: gạo, cà phê, thủy sản, hàng dệt may, điện tử và linh kiện với kim ngạch trị giá 24,5 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.

Nhật Bản, cũng là một thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như: dầu thô, khoáng sản, dệt may, thủy sản, Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,5 tỷ USD, tăng 49% so với 2007. Năm 2009, việc xuất khẩu vào thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi hơn sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt - Nhật (EPA) được ký kết ngày 25/12/2008. Và theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD, hiếm 10,78% trong tổng kim ngạch, tăng 25,44% so với 7 tháng năm 2009.

[*]Hoạt động nhập khẩu.

[*]Quy mô nhập khẩu.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhìn chung tình hình nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh (đặc biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm.

Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 44,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2005, trong đó: các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước nhập 28,0 tỷ USD, chiếm 63,2%, tăng 20,2%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập 16,4 tỷ USD, chiếm 36,8%, tăng 19,9%. Chỉ tính riêng tháng 11, nhập khẩu ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2005.

Bước sang năm 2007, với sự kiện Việt nam gia nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu đã tăng nhanh với tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 62 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay (tăng tới xấp xỉ 35% so với năm trước).

Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Trong năm này, kim ngạch nhập khẩu đạt 80,2 tỷ USD, tăng khoảng 29% so với năm 2007.

Năm 2009, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm “hụt hơi” và kém rất xa so với kim ngạch đạt được năm 2008. Kinh tế thế giới trì trệ, các hàng rào kỹ thuật có xu hướng gia tăng đã khiến cho tình hình nhập khẩu trong nước suy giảm, chỉ đạt khoảng 69 tỷ USD và giảm xấp xỉ 14% so với kim ngạch nhập khẩu năm 2008.

Năm cuối cùng trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, mặc dù xuất nhập khẩu của Việt Nam phải đối mặt với những thử thách lớn từ các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới như khủng hoảng nợ công tại châu Âu, xu hướng bảo hộ thương mại tăng song với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả khả quan. Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009. Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 tăng khoảng 15 tỷ USD.

[*]Tình hình nhập siêu.

Diễn biến tình hình nhập siêu của nước ta trong 5 năm 2006 – 2010 được thể hiện qua những số liệu sau:

Bảng: Số liệu xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 -2010 (Đơn vị: tỷ USD (làm tròn))

[TABLE="width: 488, align: center"]

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Xuất khẩu

39

48

62

57

71

Nhập khẩu

44

62

80

69

84

Chênh lệch - Nhập siêu

-5

-14

-18

-12

-13

Năm 2006, Việt Nam nhập siêu 5 tỷ USD. Dù kim ngạch nhập khẩu của năm này tăng khoảng 20,1% so với năm 2005, song do tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trong năm luôn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu, nên tỷ lệ nhập siêu chỉ còn 12,8% so với kim ngạch xuất khẩu, tập nhất từ trước đến nay.

Năm 2007, nhập siêu của Việt Nam là 14 tỷ USD, tăng tới hơn 70% so với năm 2006. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch. Nguyên nhân nhập siêu tăng cao trong năm này chủ yếu là do nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông,

Năm 2008, mục tiêu kiềm chế nhập siêu đặt ra từ đầu năm là dưới 20 tỷ USD. Tuy nhiên kết thúc năm, theo Bộ Công Thương, nhập siêu ước chỉ ở khoảng 18 tỷ USD (theo Tổng cục Thống kê khoảng 17,5 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng cuối năm, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Điểm đáng chú ý là trong năm 2008, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (29,5% so với 27,5%); năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng 25,6%, trong khi xuất khẩu là 12,7%. Đây là một thuận lợi góp phần ổn định cán cân thương mại, hỗ trợ kiềm chế nhập siêu.

Năm 2009, diễn biến nhập siêu chứng kiến nhiều bất thường. Quý 1/2009, Việt Nam xuất siêu xấp xỉ 1,5 tỷ USD với cả 3 tháng đầu năm đều có xuất siêu, tuy nhiên, xu thế này không duy trì được lâu. Trong 9 tháng còn lại của năm, nhập siêu gia tăng dần sức ép: Quý 2/2009, nhập siêu đạt xấp xỉ 3,6 tỷ USD, xóa sạch thành tích xuất siêu của quý 1/2009; sang quý 3/2009, nhập siêu của Việt Nam đột ngột tăng mạnh, đạt trên 4,67 tỷ USD; quý 4/2009, nhập siêu vẫn duy trì ở mức cao, đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó, riêng nhập siêu tháng 11/2009 đã vượt 2 tỷ USD. Tuy nhiên trong năm 2009 này, so với con số nhập siêu trên 18 tỷ USD của năm 2008, chênh lệch thương mại quốc tế đã được kiềm chế chỉ còn khoảng 2/3, đạt gần 12,25 tỷ USD.

Bước sang năm 2010, nhập siêu ước khoảng 13 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thấp hơn so với mục tiêu Chính phủ đề ra là không quá 20%. Đáng chú ý, do xuất khẩu tăng mạnh và nhập khẩu chững lại kể từ tháng 4/2010, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cũng đã giảm dần qua các tháng, cụ thể: 4 tháng đầu năm, tỷ lệ này là 23,4%, 5 tháng là 21,2%, 6 tháng là 19,38%, 7 tháng là 18,8%, 8 tháng là 16,6%, 10 tháng là 16,26% và cả năm là 16,9%. Tuy nhiên trong năm này, việc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng đã đạt được hiệu quả khả quan hơn, chứng tỏ các biện pháp kiểm soát nhập khẩu đã phát huy tác dụng.

(*)Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu:

Thứ nhất, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu

Thứ hai, do kinh tế ngày càng tăng trưởng và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, dẫn đến việc phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất.

Thứ ba, do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi, )

Thứ tư, do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu.

[*]Cơ cấu hàng nhập khẩu.

Việc xem xét kỹ hơn cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn mặt hàng nào đã góp phần lớn trong giá trị nhập trong giai đoạn 2006-2010. Bảng 1 cho ta thấy toàn cảnh tình hình nhập khẩu các mặt hàng năm 2007 - 2008, theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu (nhóm I); nhóm cần phải kiểm soát nhập khẩu (nhóm II) và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (nhóm III). Nhóm I chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị nhập khẩu (khoảng 70%); trong khi nhóm III chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nhập khẩu (khoảng 3-5%). Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

[TABLE="width: 505, align: center"]

Tên MH

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Ô tô nguyên chiếc

Chiếc

12496

30471

51059

80596

Linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện

Triệu USD

1869,7

2958,4

3714,1

3954,0

Xăng, dầu các loại

Nghìn tấn

11224,6

13195,0

12959,8

12705,7

Phân bón

Nghìn tấn

3107,1

3800,1

3042,5

4518,9

Sắt, thép

Nghìn tấn

5667,0

8115,5

8466,0

9748,7

Chất dẻo

Triệu USD

1886,2

2528,7

2949,0

2813,2

Sợi dệt

Triệu USD

439,0

578,5

606,7

-

Nguyên phụ liệu giày dép

Triệu USD

827,5

928,3

1025,7

1931,9

Vải các loại

Triệu USD

2947,0

3990,5

4457,8

4226,4

Lúa mì

Triệu USD

226,3

343,4

293,1

345,3

Tựu chung lại, cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là tư liệu, nguyên liệu cho sản xuất do sản xuất trong nước phát triển khá, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu nhưng vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu là chủ yếu, cụ thể là: nhập khẩu xăng dầu bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 2,7%/năm và tăng 19,7% so với giai đoạn trước. Sắt thép nhập khẩu bình quân tăng 15,7%/năm và tăng 71% so với giai đoạn trước. Vải nhập khẩu bình quân tăng 16,8%/năm và tăng 140% so với giai đoạn trước. Linh kiện điện tử nhập khẩu bình quân tăng 25,8% năm và tăng 226,3% so với giai đoạn trước. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giai đoạn 2006-2010 tăng 174% so với giai đoạn trước.

[*]Cơ cấu thị trường nhập khẩu.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khối nước, theo nước

và vùng lãnh thổ (2006-2009)

Đơn vị: triệu USD

[TABLE="width: 389, align: center"]

2006

2007

2008

2009

[TD="colspan: 5"]1. Phân theo khối nước chủ yếu

ASEAN

12546,6

15908,2

19567,7

13813,1

APEC

37467,7

52637,9

67232,2

-

EU

3129,2

5142,4

5581,5

5830,3

OPEC

1408,8

1758,6

2346,9

-

[TD="colspan: 5"]2. Phân theo nước.

Trung Quốc

7391,3

12710,0

15973,6

16441,0

Hàn Quốc

3908,4

5340,4

7255,2

6976,4

Nhật Bản

4702,1

6188,9

8240,3

7468,1

Đài Loan

4824,9

6946,7

8362,6

6252,6

Mỹ

987,0

1700,5

2646,6

3009,4

Top of Form

Ô-xtrây-li-a

Bottom of Form

1099,7

1059,4

1357,9

1050,0

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với tổng kim ngạch năm 2008 xấp xỉ 16 tỷ USD; năm 2009 đạt 16,4 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2008; năm 2010 đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009.

Bên cạnh đó, nhập siêu với thị trường ASEAN đạt kim ngạch 19,5 tỷ USD năm 2008 và 13,8 tỷ USD năm 2009. Nhập siêu với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng mở rộng. Trong năm 2008, có 12 mặt hàng đạt giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD thuộc nhóm cần thiết nhập khẩu (nhóm I) thì có 7 mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Châu Á - TBD trong đó có máy móc thiết bị (6,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 60,8% tổng nhập khẩu cả nước).

Ngoài ra, các đối tác quan trọng của nước ta trong lĩnh vực nhập khẩu còn có: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, EU, .

[*]Các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu.

[*]Các biện pháp hạn chế nhập khẩu.

Nhập siêu và thâm hụt ngân sách có thể nói là “kẻ thù số 1” của nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta xuất thì ít mà nhập thì nhiều, rõ ràng để mất một nguồn ngoại tệ rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ của Việt Nam và tác động đến tỷ giá của Việt Nam. Để kiềm chế nhập khẩu, trong thời gian qua, nhà nước ta đã thực hiện một số biện pháp sau:

[*]Bảo hộ và nâng cao năng lực ngành hàng.

Việc xây dựng các mức thuế nhập khẩu vào Việt Nam ngoài nhằm đạt các mục tiêu như tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, định hướng cho tiêu dùng trong nước và nền kinh tế quốc dân còn nhằm bảo hộ sản xuất cho những ngành non trẻ và có tiềm năng phát triển. Các chương trình bảo hộ và nâng cao năng lực ngành hàng của Việt Nam khá đa dạng, hầu hết được thực hiện dưới dạng hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh của Chính phủ cho việc thanh toán nợ, các khoản vay ưu đãi ngắn, trung và dài hạn, miễn thuế và giảm thuế, cấp vốn cho một số doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp đất đai, cung cấp các dịch vụ (năng lượng, viễn thông, vận tải ) hay các nguyên vật liệu từ các công ty do chính phủ quản lý với mức giá thấp hơn giá thị trường hay chuyển nhượng cổ phần trong các chương trình tư nhân hóa.

[*]Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ thay thế hàng nhập khẩu.

Căn cứ tình hình nhập khẩu giai đoạn vừa qua, nhu cầu trong thời gian tới và khả năng sản xuất trong nước, các nhóm hàng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 sẽ là: dầu khí và sản phẩm hóa dầu; sản phẩm thép, sản phẩm cơ khí chế tạo và các nguyên phụ liệu cho công nghiệp chế biến.

[*]Nghiên cứu xây dựng các biện pháp, các rào cản kỹ thuật.

Sớm hoàn thiện hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường nói chung cũng như đối với hàng hóa nhập khẩu, trước mắt là những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để làm căn cứ cho việc ký kết hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp và kiểm tra của cơ quan hải quan.

[*]Việc sử dụng hợp lý vật tư, tài nguyên trong nước cũng cần được tăng cường để giảm nhập siêu.

[*]Tiết kiệm chi phí công nhất là việc mua sắm những trang thiết bị ngoại nhập; tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xa xỉ; nộp thuế trước khi thông quan hàng hoá; quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động; kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng về, nhất là tránh việc lợi dụng cơ chế thông thoáng để nhập về rác phế thải; xác định danh mục hàng thật thiết yếu cần ưu tiên nhập khẩu; tăng cường sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu; chủ động điều hành tỷ giá ngoại hối .

[*]Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu.

[*]Mở rộng hình thức huy động vốn để tăng nguồn cho vay; đa dạng hoá hình thức tài trợ tín dụng đối với xuất khẩu; cho vay ưu đãi, theo hiệp định chính phủ; mở rộng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; cải tiến việc giải quyết miễn, giảm, hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu,

[*]Thay đổi mục tiêu, định mức, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ ở một số ngành hàng (tiêu biểu nhất là ở mặt hàng gạo và thủy sản với sự tập trung trong hoạt động hỗ trợ tín dụng, lãi suất, chính sách thuế và nguồn hàng )

[*]Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực: Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản, công nghiệp có giá trị gia tăng cao như cơ khí, máy nông nghiệp, đóng tàu; thúc đẩy hoạt động gia công hàng hoá thuộc các ngành: điện tử, đồ gỗ, thuỷ sản, .

IV. Đánh giá kết quả của hoạt động ngoại thương 2006 – 2010.

[*]Thành tựu.

Quy mô xuất nhập khẩu khẩu không ngừng tăng trưởng trong 5 năm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2006-2010, đặc biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Đáng chú ý là nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, thường chiếm trên 34%.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám và tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giảm dần xuất khẩu các mặt hàng thô.

Trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam vẫn giữ được kim nghạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chủ lực cao như Hoa Kì, Trung Quốc, Ô-xtrây-lia, Hàn Quốc, Nhật Bản Ngoài ra còn mở rộng thị trường ở một số mặt hàng như An-giê-ri (gạo, cà-phê, hạt tiêu); Ăng-gô-la và Kê-ni-a (gạo, sản phẩm dệt may); Ai Cập (máy vi tính và linh kiện, hạt tiêu, rau quả và sợi); Nam Phi (gạo, giày dép, cà-phê, máy tính, sản phẩm điện tử, sản phẩm gỗ) .

Công tác huy động các nguồn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam , đã tạo ra nguồn lực vật chất đáng kể cho hoạt động nhập khẩu, góp phần quan trọng làm tăng quy mô sản xuất và hoạt động xuất khẩu của nước ta. Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 25,7%.

Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu phát triển, khuyến khích sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều doanh nghiệp vào hoạt động xuất khẩu.

[*]Hạn chế.

Qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả,các rào cản thương mại mới của nước ngoài .bởi sự phu thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu còn lớn.

Sức cạnh tranh của hàng hoá chưa được cải thiện rõ rệt, cơ cấu mặt hàng còn chưa hợp lý thể hiện ở chỗ chủng loại đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch đáng kể; giá trị gia tăng thấp.

Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản, mà các mặt hàng này giá cả rất dễ biến động. Còn các mặt hàng chế biến đa phần lại là hàng gia công, nên phần lợi nhuận chủ yếu trong chuỗi lợi nhuận lại thuộc phía nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được những cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu; chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác nhất là việc cắt giảm thuế quan để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc

Một số hàng chủ lực gặp khó khăn vì phải đối phó với rào cản thương mại mới ngày càng nhiều, với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi của các nền kinh tế lớn.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, không thể phủ nhận vai trò to lớn của ngoại thương trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngoại thương không chỉ làm tăng GDP mà còn mở ra cơ hội cho mọi ngành nghề công nông nghiệp, gia tăng uy tín cũng như tên tuổi của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nói cách khác, ngoại thương phát triển đồng nghĩa với việc tạo cơ hội và điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Với những đường lối cũng như chiến lược mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong 20 năm qua, thành tựu mà đất nước đạt được là không hề nhỏ. Xác định mục tiêu đúng đắn, từ đó đưa ra phương hướng thực hiện, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ đáng vui mừng. Trong đó, ngoại thương đã đóng góp một phần không nhỏ vào những thành tựu ấy. Gia nhập WTO có thể nói là bước tiến to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng. Tuy còn nhiều khó khăn cũng như bỡ ngỡ vào thời gian đầu gia nhập, nhưng những gì mà Việt Nam đạt được đã chứng tỏ một lần nữa sự đúng đắn của chiến lược mà Việt Nam đã thực hiện và những cơ hội to lớn để Việt Nam đưa nền kinh tế phát triển lên một tầm cao mới.

Trong quá trình làm bài tiểu luận về họat động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006-2010 do hiểu biết còn hạn chế, nhóm sẽ không tránh khỏi những sai sót xẩy ra. Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[*]Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường: http://wto.nciec.gov.vn

[*]Diễn đàn kinh tế Việt Nam: http://vef.vn

[*]Báo cáo tổng kết năm 2007 của Bộ Công thương

[*]Website của tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn

[*]Trang web Bộ công thương http://vinanet.vn/wce/

http://tttm.vecita.gov.vn.

[*]website của Bộ Thương mại: www.moit.gov.vn

[*]website của Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn

[*]website của bộ tài chính: www.tapchitaichinh.vn

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I/ Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 .2

[*]Tình hình kinh tế 2

[*]Tình hình xã hội 3

II/ Mục tiêu và chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 2006 – 2010 .5

[*]Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2006 – 2010 5

[*]Chiến lược phát triển ngoại thương 6

III. Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010..8

[*]Hoạt Động xuất khẩu .8

[*]Quy mô xuất khẩu .8

[*]Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 11

[*] Cơ cấu thị trường xuất khẩu .12

[*]Hoạt động nhập khẩu .13

[*]Quy mô nhập khẩu 13

[*]Tình hình nhập siêu 15

[*]Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu .17

[*]Cơ cấu thị trường nhập khẩu .19

[*]Hoạt động nhập khẩu .20

[*]Quy mô nhập khẩu 20

[*]Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu .21

IV. Đánh giá kết quả của hoạt động ngoại thương 2006 – 2010 22

[*]Thành tựu .22

[*]Hạn chế .23

Kết luận .24

Tài liệu tham khảo 25

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010
  • Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Quá trình phát triển của ngoại thương Trung ...

Upload: tuyetvanagpps

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 410
Lượt tải: 16

Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn ...

Upload: namhitech91

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 415
Lượt tải: 17

Giải pháp marketing nhằm phát triển sản phẩm ...

Upload: quocduongtrinh

📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 469
Lượt tải: 17

Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng ...

Upload: dungphamatc

📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 556
Lượt tải: 16

1số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại VN ...

Upload: minhtantkm

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 381
Lượt tải: 16

1số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại VN ...

Upload: luongdanyeunuoc

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 368
Lượt tải: 16

Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu ...

Upload: leduy_89

📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 447
Lượt tải: 16

Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn ...

Upload: dangphungocphan

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 382
Lượt tải: 17

Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam ...

Upload: dinhchiendn

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 282
Lượt tải: 17

Tìm hiểu tác động của ngoại thương đến phát ...

Upload: co_ut209

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 431
Lượt tải: 17

Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ ...

Upload: thacvinhdtbk

📎 Số trang: 170
👁 Lượt xem: 899
Lượt tải: 21

Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh ...

Upload: duongpino

📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 496
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Quá trình phát triển của ngoại thương Việt ...

Upload: lumberjackvn

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 454
Lượt tải: 16

Kinh tế Kinh tế đối ngoại
Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2010 khép lại cũng là lúc đánh dấu sự kiện nước ta hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010; kế hoạch 5 năm 2006 – 2010_ cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng mang tầm quốc tế của Việt Nam như: doc Đăng bởi
5 stars - 259994 reviews
Thông tin tài liệu 26 trang Đăng bởi: lumberjackvn - 07/08/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 07/08/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 2010