Mã tài liệu: 208148
Số trang: 95
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 760 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Mở đầu
I.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử đã mang lại một cái nhìn khái quát về tầm quan trọng của tài sản trí tuệ đối với sự phát triển của một quốc gia. Trở lại những năm 1950, chúng ta có thể thấy nền kinh tế của các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và Singapore chỉ có cùng mức độ phát triển, thậm chí kém hơn so với các quốc gia khác ở Châu á và Châu Phi. Vậy mà đến nay, sức mạnh kinh tế của những quốc gia này đã vượt trội những nước đang phát triển khác. Điều gì đã làm cho những nền kinh tế này vượt lên các nền kinh tế đang phát triển khác? Câu trả lời là những nước này từ lâu đã có một hệ thống sở hữu trí tuệ vận hành rất hiệu quả, vừa hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo trong nước, vừa tạo điều kiện để họ tiếp thu được những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Nước ta đã xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung và đang ra sức cải cách và mở cửa nền kinh tế. Chúng ta cần noi gương các nước Nics Châu á để từng bước hoàn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm mở đường cho kinh tế phát triển. Trên đà hội nhập, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, trong đó sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực rất quan trọng trong Hiệp định này. Việt Nam cũng đang hoàn tất những công việc cuối cùng để được gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tham gia hiệp định của WTO về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Trước tình hình đó, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng hoạt động của hệ thống sở hữu trí tuệ nước ta. Đến nay có rất ít đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và càng có ít đề tài tập trung đi sâu vào vấn đề sở hữu công nghiệp nói riêng. Chính vì vậy, triển khai các đề tài nghiên cứu về những vấn đề xoay quanh hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp là một việc làm cần thiết.
Đề tài: Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế
II.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài là phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích. Phương pháp này đã giúp đề tài rút ra được những hiểu biết cần thiết và đưa ra được những bình luận khoa học về lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời có thể thấy rõ được những nguyên nhân và ảnh hưởng của những nguyên nhân này tới thực tiễn hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp nước ta. Phương pháp thống kê toán cũng được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu giúp cho kết quả phân tích thực trạng được khách quan hơn. Ngoài ra, đề tài cũng có sử dụng cả phương pháp suy luận lôgic để lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như gắn với các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực này.
III.ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Như chúng ta đều biết sở hữu trí tuệ bao gồm hai lĩnh vực cơ bản là sở hữu công nghiệp và quyền tác giả, trong đó sở hữu công nghiệp đang nổi lên thành một lĩnh vực hoạt động chủ yếu của WTO và đang được WTO cũng như nhiều nước trên thế giới xây dựng các chế định để hoàn thiện. Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện chúng ta đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, với mong muốn giúp cho người đọc có một cái nhìn khái quát về thực trạng hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp nước ta. Từ phân tích thực trạng, đề tài có nêu lên một số định hướng và biện pháp cụ thể có ý nghĩa nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống sở hữu công nghiệp ở nước ta. Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp để chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể tham khảo nhằm tự bảo vệ quyền lợi cho mình.
IV.Khái quát đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương.
Chương I “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu công nghiệp” có giới thiệu những nội dung cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp do pháp luật Việt Nam qui định, về những đối tượng sở hữu công nghiệp đã được Nhà nước Việt Nam bảo hộ, về chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này và phân tích tầm quan trọng của hoạt động sở hữu công nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động kinh doanh nói riêng.
Chương II “Thực trạng hoạt động sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trước thách thức hội nhập kinh tế quốc tế” có nêu lên một số bất cập vẫn còn tồn tại trong các qui định pháp luật về sở hữu công nghiệp và trong thực tiễn hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam. Đây là một nội dung quan trọng để rút ra những nguyên nhân khiến cho hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Nam kém hiệu quả.
Trên cơ sở hai chương đầu, Chương III “Phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sở hữu công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế” có đưa ra những định hướng cụ thể để hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam tiến tới. Bên cạnh đó là những nhiệm vụ cơ bản mà Việt Nam phải hoàn thành trên bước đường hội nhập, và cuối cùng là những biện pháp để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16