Mã tài liệu: 301337
Số trang: 67
Định dạng: rar
Dung lượng file: 684 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
[FONT=Times New Roman]
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản là vấn đề được đề cập từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới và mở cửa kinh tế năm 1986. Tuy vậy phải đến những năm đầu thế kỷ 21, khi toàn cầu hóa trở nên sâu rộng, Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế, cùng với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nên phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản không chỉ dừng lại ở xuất khẩu nông sản thuần túy mà nó gắn với phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội lần của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 1 - 2011, xác định: "phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 2011 - 2020", "Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. phát triển kinh tế - Xã hội phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu" [5,98]
phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản đã và đang mang lại cho Việt Nam nguồn ngoại tệ lớn hàng năm, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỉ USD, tăng 24,22% so với năm 2009; thuỷ sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của xuất khẩu nông sản trong tăng trưởng ngành Nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù có sự tăng trưởng khá, nhưng xuất khẩu nông sản Việt Nam đang tiềm ẩn những nguy cơ thiếu tính bền vững: chất lượng của quá trình tăng trưởng đó thấp, chia sẻ lợi ích trong thương mại bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông sản và chế biến nông sản xuất khẩu. Do vậy, phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững là vấn đề cấp bách đặt ra và đòi hỏi phải sớm có giải pháp khắc phục.
Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế - một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung đã có những thành tựu đáng ghi nhận, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 31.428 nghìn USD, năm 2010 ước đạt 39.762 nghìn USD (tăng 26,51% so với năm 2009). Với những thành tựu đó, xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế được nhiều nhà phân tích đánh giá có tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô xuất khẩu nhỏ so với nhiều tỉnh (thành phố) trong khu vực. Với diện tích mặt nước đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, diện tích rừng cao su, rừng trồng lấy gỗ thuộc dạng trung bình, cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với vùng nước có độ sâu từ 6 - 14 m, vùng có độ sâu lớn hơn 10 m chiếm tới 40% diện tích của vịnh, cửa vịnh rộng 7 km, hội đủ điều kiện hình thành cảng nước sâu. Mặc dù có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững như trên nhưng do nguồn lực hạn chế nên kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế vẫn ở mức thấp và đang có nhiều tác động xấu đến môi trường do hoạt động sản xuất thiếu tính bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững là một vấn đề còn mới. Cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề xuất khẩu nông sản và phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản bền vững như:
"Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: Lý luận và thực tiễn" của Tiến sĩ Trịnh Thị Ái Hoa.
Bài viết: "Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững" của tác giả Ngô Đức Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản số 19 (211) năm 2010.
Trên cơ sở những nghiên cứu này tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế"
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài :
2.1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong tỉnh theo hướng phát triển bền vững và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững.
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn 2006 - 2010.
Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động sản xuất xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng.
Phương pháp duy vật lịch sử.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
Đến thời điểm điều tra, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và có hàng trăm cơ sở (hộ gia đình) sản xuất nông sản xuất khẩu, trong đó hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở đều có quy mô vừa và nhỏ. Các số liệu thứ cấp thu thập được chỉ phản ánh chỉ tiêu định lượng có tính chất chung như: kim ngạch xuất khẩu, kết quả sản xuất kinh doanh…, vì vậy không thể phân tích đầy đủ vấn đề dựa vào nguồn số liệu thứ cấp. Hơn nữa sản xuất xuất khẩu hàng nông sản theo hướng phát triển bền vững bao gồm nhiều vấn đề: sản xuất nông sản xuất khẩu nguyên liệu, chế biến, vận chuyển…, mà không phải bất cứ ai, kể cả trong doanh nghiệp, cơ sở cũng không thể hiểu biết được. Do vậy, luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập số liệu sơ cấp, với tính chất tham khảo ý kiến của những người có kiến thức, am hiểu về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế trong cả doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hàng nông sản và các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với sản xuất xuất khẩu nông sản của tỉnh như: Sở Công thương, Sở Tài nguyên môi trường,…, bao gồm các đối tượng sau:
Đối với các doanh nghiệp: Các cán bộ chuyên viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch; các cán bộ quản lý phân xưởng sản xuất, chế biến
Đối với các cơ sở: Chủ cơ sở sản xuất nông sản xuất khẩu; người lao động trong các cơ sở
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên.
Danh sách tên người được điều tra được đính kèm ở phụ lục A.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài hoàn thành là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và người nghiên cứu quan tâm đến việc nghiên cứu sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững.
Qua khảo sát thực tế và phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu, hạn chế của các cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Đề tài góp thêm một ý tưởng về xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương, 18 bảng và 68 trang.
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở Thừa Thiên Huế.
MỤC LỤC
---o0o---
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
Bảng. Kết quả thu thập phiếu điều tra 4
5. Ý nghĩa của đề tài 4
6. Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG phát triển BỀN VỮNG 5
1.1. Những vấn đề chung về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 5
1.1.1. Các khái niệm 5
1.1.2. Nội dung của xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 7
1.1.3. Các quan điểm liên quan 8
1.1.4. Vai trò và đặc trưng 10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất xuất khẩu nông sản 13
1.1.6. Tính tất yếu khách quan phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững 16
1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở một số quốc gia và địa phương trong nước 19
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của một số nước trên thế giới 19
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ở Việt Nam 20
1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 22
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của một số địa phương 24
1.2.5. Kinh nghiệm rút ra cho Tỉnh Thừa Thiên Huế 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG phát triển BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 28
2.1. Đặc điểm tự nhiên – Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế Xã hội 29
2.2. Tình hình sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 32
2.2.1. Tình hình sản xuất nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010 32
2.2.2. KN xuất khẩu nông sản của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006 – 2010 36
2.2.3. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hàng nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế 37
2.2.4. phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế với các vấn đề Xã hội 45
2.2.5. phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế với các vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường 47
2.3. Đánh giá chung 48
2.3.1. Thành công đạt được và nguyên nhân thành công 48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP phát triển SẢN XUẤT XUẤT KHẨU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI 54
3.1. Phương hướng 54
3.2. Mục tiêu 55
3.2.1. Mục tiêu chung 55
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 55
3.3. Giải pháp 55
3.3.1. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu nông sản tăng trưởng cao 56
3.3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố Xã hội 60
3.3.3. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố môi trường 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Kiến nghị 64
2.1. Đối với chính quyền trung ương 65
2.2. Đối với chính quyền địa phương 65
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 853
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 18