Mã tài liệu: 295901
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 333 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 1
I. Tổng quan về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1
1. Giới thiệu chung về Ngành công nghiệp Hoá dầu 1
2. Các sản phẩm chính của Ngành hoá dầu và tầm quan trọng của chúng 2
2.1 Polyethylene _ PE 2
2.2 Polypropylene _ PP 3
2.3 Polystyrene _ PS 3
2.4 Polyvinyl Chloride _ PVC 4
2.5 Acrylonitrile Butadiene Styrene/ Styrene Acrylonitrile _ ABS/SAN 5
2.6 Styrene Butadiene Latex _ SB Latex 5
2.7 Dioctyl Phthalate _ DOP 6
2.8 Terephthalic Acid _ TPA 6
2.9 EPOXY 7
II. Vai trò của ngành công nghiệp Hoá dầu : 7
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác 8
2. Tiết kiệm ngoại tệ 10
3. Tăng hàm lượng giá trị nội địa của sản phẩm 10
4. Tạo thêm công ăn việc làm 11
5. Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên 11
III. Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 12
1. Thuận lợi: 12
1.1 Tình hình Kinh tế- Chính trị- Xã hội ổn định 12
1.2 Tài nguyên thiên nhiên sẵn có 14
1.3 Chi phí lao động thấp 17
1.4 Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng 18
2. Khó khăn 19
2.1 Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ 19
2.2 Trình độ khoa học kỹ thuật thấp 21
2.3 Chi phí sản xuất cao 22
2.4 Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn 24
3. Cung và cầu nội địa trên thực tế 25
3.1 Cầu trong nước 25
3.2 Cung trong nước 26
3.3 Nhập khẩu 28
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH HOÁ DẦU Ở MỘT SỐ NƯỚC 30
TRONG KHU VỰC CHÂU Á 30
I. Kinh nghiệm của Thái Lan 31
1. Sự hình thành Ngành công nghiệp Hoá dầu Thái Lan 31
2. Ngành Hoá dầu Thái Lan những năm đầu thập niên 90 35
2.1 Sản xuất 35
2.2 Đặc điểm về kinh tế và công nghệ của ngành Hoá dầu giai đoạn đầu thập niên 90 36
2.3 Các hình thức sở hữu trong ngành hoá dầu Thái Lan 37
2.4 Các hiệp hội trong ngành Hoá dầu 39
3. Thái Lan tái cơ cấu ngành Hoá dầu trước thách thức hội nhập 39
3.1 Lý do thực hiện tái cơ cấu 39
3.2 Tự do hoá hoạt động nhập khẩu 40
3.3 Định giá sản phẩm 43
3.4 Chính sách gia nhập ngành Hoá dầu 44
3.5 Các doanh nghiệp Nhà nước với chính sách mới về Olefin 45
3.6 Tổng kết về việc thực thi chính sách mới và sự xuất hiện của mô hình công nghiệp hoá mới trong ngành Hoá dầu 45
4. Ngành Hoá dầu Thái Lan đương đầu với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 47
II. Kinh nghiệm của Trung Quốc 52
1. Ngành Hoá dầu Trung Quốc trước khi gia nhập WTO 52
1.1 Tình hình cung- cầu 53
1.2 Tính chất của thị trường hoá dầu Trung Quốc 54
1.3 Các hình thức sở hữu 54
2. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới ngành Hoá dầu 58
2.1 Những cam kết Trung Quốc phải thực hiện khi gia nhập WTO 58
2.2 Thách thức đối với ngành Hoá dầu khi gia nhập WTO 58
3. Các biện pháp bảo hộ ngành Hoá dầu của Trung Quốc 64
3.1 Thuế quan: 64
3.2 Quyền mậu dịch 64
3.3 Hạn ngạch nhập khẩu 64
3.4 Giấy phép nhập khẩu: 65
3.5 Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 65
III. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 67
1. Hàn Quốc- nước đi sau nhưng về trước 67
2. Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu 71
2.1 Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị 71
2.2 Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu 71
IV. Bài học về các công cụ bảo hộ cho các quốc gia có ngành Hoá dầu non trẻ 74
1. Thuế quan: 74
2. Quyền mậu dịch 74
3. Hạn ngạch nhập khẩu 75
4. Giấy phép nhập khẩu 75
5. Hạn ngạch thuế quan 76
6. Trợ giá 76
7. Thuế chống bán phá giá và thuế trừng phạt 77
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN 78
KẾT HỢP VỚI BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ DẦU CỦA VIỆT NAM 78
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 78
I. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp Hoá dầu Việt Nam 78
II. Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tương lai 82
1. Cung cầu về bột nhựa tổng hợp 82
2. Cung cầu về sợi tổng hợp 83
3. Cung cầu về cao su tổng hợp 85
III. Kiến nghị 85
1. Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu 85
2. Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phát huy nội lực 87
3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển ngành Hoá dầu 89
4. Cải thiện môi trường đầu tư 91
5. Bảo hộ tích cực sản xuất trong nước 94
6. Hoạch định các chính sách công nghệ, R&D và đào tạo có lợi cho ngành Hoá dầu 95
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Tự chủ về nguyên liệu để nâng cao hàm lượng giá trị nội địa hoá của sản phẩm, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và từng bước thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu có hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những mục tiêu mà nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang hướng tới. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến việc xây dựng các ngành công nghiệp quen thuộc như sản xuất xi măng, sắt thép những sẽ ít người nghĩ đến ngành công nghiệp cơ bản “quen” mà “lạ” đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Đó là ngành công nghiệp Hoá dầu. Nói rằng “lạ” là vì khái niệm “ngành công nghiệp Hoá dầu” rất ít khi xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành công nghiệp Hoá dầu đang âm thầm cống hiến để đem lại cho mọi người một cuộc sống tiện nghi hơn, hiện đại hơn. Các sản phẩm của ngành Hoá dầu đang dần “bao phủ” cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thật vậy, nếu ngành Hoá dầu biến mất thì chúng ta sẽ không còn thấy sự tồn tại của vô số các vật dụng quen thuộc hàng ngày làm từ nhựa tổng hợp, cao su tổng hợp và sợi tổng hợp nữa vì đây đều là những sản phẩm của ngành Hoá dầu. Vì thế, xây dựng ngành Hoá dầu là một mục tiêu rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản chưa bao giờ là dễ dàng nhưng xây dựng một ngành công nghiệp cơ bản trong điều kiện thời điểm hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang đến gần lại càng khó khăn gấp bội. Có rất nhiều việc cần phải làm trong một thời gian rất ngắn như huy động vốn, xây dựng, phát triển đi đôi với bảo hộ sản xuất trong nước trước khi thực sự mở toang cửa và hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của nền kinh tế thế giới.
Khoá luận này sẽ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề sau: Ngành công nghiệp Hoá dầu thực chất là gì? Liệu Việt Nam có khả năng xây dựng thành công ngành công nghiệp Hoá dầu hay không? Những khó khăn nào đang cản bước của Việt Nam? Các quốc gia đi trước đã làm thế nào để có được những thành công như ngày hôm nay? Từ bài học của các quốc gia đó, Việt Nam có thể và nên làm gì để tiếp tục xây dựng, phát triển và bảo vệ ngành Hoá dầu còn đang non trẻ của mình trong tiến trình hội nhập?
Khoá luận được chia làm 3 phần:
v Chương I: Thực trạng ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam
Chương I sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan về ngành Hoá dầu, về tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và đối với Xã hội Việt Nam nói chung, về thực trạng của ngành Hoá dầu Việt Nam bao gồm những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển và tình hình cung cầu trong nước.
v Chương II: Kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu ở một số nước trong khu vực Châu Á
Chương II là những kinh nghiệm phát triển ngành Hoá dầu của 3 quốc gia Châu Á bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Thái Lan là một quốc gia cũng thuộc khối ASEAN như Việt Nam nhưng phải hoàn tất lộ trình hội nhập AFTA sớm hơn Việt Nam. Trung Quốc gần đây đã đạt được mục tiêu mà Việt Nam hiện vẫn đang cố gắng vươn tới, đó là gia nhập WTO. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia công nghiệp mới rất thành công. Do đó, kinh nghiệm của các quốc gia này sẽ đem lại những bài học rất bổ ích cho Việt Nam, đặc biệt là bài học về bảo hộ sản xuất trong nước đối với ngành Hoá dầu.
v Chương III: Một số kiến nghị trong việc xây dựng, phát triển kết hợp với bảo hộ ngành công nghiệp Hoá dầu trong tiến trình hội nhập
Chương III bao gồm những nét cơ bản trong định hướng phát triển ngành Hoá dầu của Việt Nam đến năm 2020 và những kiến nghị của cá nhân tác giả về xây dựng, phát triển và bảo hộ ngành Hoá dầu còn non trẻ trong tiến trình hội nhập.
Bài viết này sẽ tập trung vào những nội dung mang tính kinh tế chứ không đi sâu phân tích đặc trưng kỹ thuật của ngành Hoá dầu. Ngoài ra, do phạm vi các sản phẩm của ngành Hoá dầu rất rộng, số liệu thống kê chưa đầy đủ nên khoá luận sẽ chỉ tập trung vào những sản phẩm cơ bản có ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam như PVC, sợi tổng hợp. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình viết bài bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic theo trình tự thời gian, phương pháp thống kê…
Do đây là một đề tài mới và do những số liệu thống kê của Việt Nam về thị trường hoá dầu trong nước còn lẻ tẻ, thiếu tính tổng quát nên bài viết không thể tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này để có thể hoàn thiện và tiếp tục đi sâu nghiên cứu hơn nữa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16