Mã tài liệu: 100224
Số trang: 61
Định dạng: docx
Dung lượng file: 947 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, khái niệm về thị trường ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều người, nhất là trong giới kinh doanh. Thị trường không chỉ đơn giản là nơi các doanh nghiệp đưa hàng hoá ra bày bán, mà thị trường còn là nơi cung cấp thông tin phản hồi của khách hàng, nơi mà doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận ở đó. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận? Để trả lời cho câu hỏi này đã từng có rất nhiều lời giải khác nhau và kết quả thu được cũng rất khác nhau. Ngày nay, nhiều chủ thể kinh doanh đã hiểu rằng hàng hoá chỉ bán được khi chúng thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng, nhu cầu đó phải là nhu cầu thực tế, không phải là nhu cầu lý tưởng về sản phẩm dịch vụ.
Hàng hoá vẫn không bán được cho dù có sản xuất theo đúng ý kiến của khách hàng vì rất có thể chi phí sản xuất quá cao dẫn đến giá bán rất đắt, khi đó khách hàng không có khả năng thanh toán, khiến cầu về sản phẩm, dịch vụ đó bằng không. Thực tế cho thấy chỉ những ai theo quan niệm marketing thì kết quả của họ thu được trong kinh doanh cao hơn những người khác: Theo quan điểm marketing “ người làm ra sản phẩm không bán sản phẩm mà bán ích lợi của sản phẩm, người tiêu dùng không mua sản phẩm mà mua lợi ích từ sản phẩm đó ”, hàng hoá chỉ là những vật chứa đựng giá trị mà thôi. Cũng theo quan điểm marketing : nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm của mình, trước hết sản phẩm đó phải tạo ra những giá trị đối với khách hàng. Như vậy để bán được sản phẩm, người bán phải biết được khách hàng của mình muốn mua sản phẩm gì, họ cần mua bao nhiêu và khi nào họ sẽ mua. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau mà khách hàng có thể chọn lựa, họ có thể mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mà không mua sản phẩm của chúng ta. Để khách hàng chỉ mua sản phẩm của chúng ta thì sản phẩm đó phải thoả mãn được ước muốn của họ và sản phẩm đó phải mang đến cho họ giá trị nhiều hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Trước tình hình đó với mục tiêu đặt ra là không ngừng nâng cao giá trị cho sản phẩm dịch vụ, đại lý Viettel Mobile tại công ty Tân Thiên Hoàng đã nỗ lực áp dụng các biện pháp nhằm thoả mãn tốt nhu cầu, ước muốn của khách hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm Phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm dịch vụ Viettel Mobile tại công ty Tân Thiên Hoàng ”, làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng marketing của đại lý Viettel Mobile tại công ty Tân Thiên Hoàng
Chương 3: Một số giải pháp khắc phục khó khăn và hoàn thành mục tiêu đặt ra của đại lý Viettel Mobile
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16