Mã tài liệu: 209629
Số trang: 108
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,143 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Ngày nay, mọi người đều nhận thức được rằng một quốc gia không thể phát triển đầy đủ và giàu có nếu không có sự giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội . với cộng đồng thế giới. Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia xoá bỏ hận thù, hiềm khích, vượt qua không gian và những bất đồng về quan điểm . để thực hiện hợp tác và phát triển các quan hệ kinh tế.
Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài qui luật này. Trải qua chiến tranh với Pháp, Mỹ, Nhật . nhưng giờ đây các quốc gia này không những là bạn hàng kinh tế lớn mà còn không thể thiếu của Việt Nam. Đã có lúc Việt Nam bị nhiều nước thế giới cũng như trong khu vực Đông Nam á hiểu lầm trong chiến tranh biên giới phía Tây Nam nhưng nhu cầu hợp tác phát triển giữa các quốc gia đã khiến Việt Nam xích lại gần hơn với Đông Nam á và trở thành một thành viên quan trọng trong Hiệp hội ASEAN. Là một quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển còn kém so với Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia . nhưng Việt Nam vẫn luôn cố gắng hoàn thành mọi chương trình trong khuôn khổ Hiệp hội: từ các chương trình hợp tác trong lĩnh vực xã hội cho đến các chương trình hợp tác kinh tế như AFTA, CEPT. Có thể nói, việc Việt Nam gia nhập vào ASEAN cũng như thực hiện CEPT/AFTA là phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Việc gia nhập này không những có lợi cho Việt Nam mà còn cho cả các nước ASEAN trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Việc gia nhập này sẽ mang lại những cơ hội mới đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn thử thách trong quá trình phát triển khi mà hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì đổi mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta. Nhiều thay đổi chắc chắn sẽ diễn ra trong hoạt động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều hành và nguồn thu của Chính phủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và các tầng lớp xã hội .” Xuất phát từ tình hình và các vấn đề thực tế trên, em đã chọn đề tài “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động của AFTA đến Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương, đi từ lí luận đến thực tiễn và từ đó đưa ra những phương hướng và biện pháp phát triển. Yếu kém lớn nhất của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực AFTA nói riêng và thế giới nói chung là năng lực cạnh tranh. Vì vậy em muốn dành chương III của khoá luận để phân tích và đưa ra các biện pháp để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập AFTA.
Chương I : Quá trình tự do hoá thương mại ở ASEAN
Chương II : Những ảnh hưởng của việc tham gia AFTA đến nền kinh tế Việt Nam
Chương III : Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong gia nhập AFTA
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 3324
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 17